==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Bò Một Nắng

    Bò Một Nắng

    Đến Tây Nguyên thưởng thức Bò một nắng là một sản vật của các dân tộc tại Tây Nguyên. Tên gọi của bò một nắng bắt nguồn từ cách chế biến. Món ăn được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc. 

  • Đặc Sản Cà Đắng Của Người Ê Đê

    Đặc Sản Cà Đắng Của Người Ê Đê

    Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, sau này được người dân mang về trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm. Quả cà đắng giống cà pháo nhưng nhỏ hơn, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt có vị đắng rất đặc trưng. Người dân tộc Ê Đê thường dùng cà đắng để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo và hấp dẫn.

  • Cơm Lam Tây Nguyên

    Cơm Lam Tây Nguyên

    Đến Tây Nguyên thưởng thức Cơm lam là một món ăn truyền thống đậm chất dân dã của dân tộc Jrai, Bahnar. Theo truyền thống của người Bahnar, Jrai, cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng. Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non...

  • Khu Sinh Thái Măng Đen

    Khu Sinh Thái Măng Đen

    Măng Đen là dải phân cách chính giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, thuộc địa phận huyện Kon Plong. Măng Đen là cách người Kinh gọi chệch từ tên T'mang deeng, tiếng Mơ Nâm có nghĩa là chỗ đất bằng phẳng. 

  • Phở Khô Gia Lai

    Phở Khô Gia Lai

    Đến Tây Nguyên thưởng thức Phở khô là món ăn dân dã của Gia Lai. Năm 2012, phở khô là một trong 10 món ăn Việt Nam xác lập kỷ lục châu Á. Chỉ 2 chữ “phở khô” cũng gợi lên cho người ta bao thắc mắc rồi. Phàm đã là “phở” thì làm sao có chuyện ăn “khô” ở đây, vốn chỉ thấy ở hủ tiếu, mì… mà thôi. Tuy nhiên khi đã thưởng thức mới thấy hết cái độc đáo của món ăn phố núi này. Đây là một sự kết hợp khá thú vị giữa cách ăn của món hủ tiếu Nam Vang và… phở bò. 

  • Hùng Vĩ Tây Nguyên: Nơi Huyền Thoại Anh Hùng Sống Lại

    Hùng Vĩ Tây Nguyên: Nơi Huyền Thoại Anh Hùng Sống Lại

    Vùng đất của núi, của rừng, của những bản trường ca bất tận, nơi sản sinh biết bao anh hùng đã đi vào huyền thoại lưu mãi ngàn đời.  Đến đây là để được nghe những tiếng Cồng Chiêng rung động lòng người, để biết được vị cay của rươu cần, vị đắng của cafe và tiếng đàn Tơ rưng, đàn Klong Put trong vắt như nước suối đầu nguồn và để biết được rằng trong trái tim bạn luôn có vùng đất này hiện hữu.

  • Di Tích Lịch Sử Chiến Thắng Đắc Tô - Tân Cảnh

    Di Tích Lịch Sử Chiến Thắng Đắc Tô - Tân Cảnh

    Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh nằm trên một quả đồi có độ cao 600 m, cách thị trấn Đăk Tô 1 km về hướng Tây Nam. Di tích nằm trên quốc lộ 14 đoạn từ Đăk Tô đi Ngọc Hồi.

  • Nhà Rông Bana

    Nhà Rông Bana

    Kon Tum là vùng đất có di sản văn hoá rất phong phú, ngoài những điểm trải nghiệm độc đáo ra còn có những mái nhà rông mang màu sắc huyển bí nằm hài hoà với từng bản làng mang đậm nét hoang sơ giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

  • Tòa Giám Mục Kon Tum

    Tòa Giám Mục Kon Tum

    Tòa Giám mục là một công trình kiến trúc Phương Tây kết hợp với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống, được thành lập vào năm 1935. Người có công lớn trong việc thành lập Tòa Giám Mục là vị Giám mục tiên khởi của Giáo phận Kontum, Đức Cha Martial Jannin Phước.

  • Cầu Treo Kon Klor

    Cầu Treo Kon Klor

    Cầu treo Kon Klor thuộc địa phận làng Kon Klor, thị xã Kon Tum, chiếc cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla, huyền thoại những dòng sông chảy ngược về Tây của đất Tây nguyên, chảy từ Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Yaly, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới.

  • Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

    Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

    Nhà thờ gỗ Kon Tum nằm trên đường Nguyễn Huệ, Tp. Kon Tum. Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na được hoàn thành năm 1918.

  • Chùa Minh Thành

    Chùa Minh Thành

    Cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) khoảng 2 km, chùa Minh Thành là một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn tọa lạc trên ngọn đồi thoai thoải ở phía Tây Nam của thành phố.

Trang [<<] [<] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 [>] [>>]

Cẩm Nang | TRANG 12

Cẩm Nang | TRANG 12
16 1 17 33 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==