==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đến Tây Nguyên thưởng thức Bò một nắng là một sản vật của các dân tộc tại Tây Nguyên. Tên gọi của bò một nắng bắt nguồn từ cách chế biến. Món ăn được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc. 

Hành Trình Khám Phá Ẩm Thực Tây Nguyên Đầy Thách Thức Hành Trình Khám Phá Ẩm Thực Tây Nguyên Đầy Thách Thức

Bò Một Nắng - Ảnh 1

Theo một số người lớn tuổi, món bò một nắng bắt nguồn từ cách chế biến thịt nai khô của người dân trong những năm trước giải phóng. Sau này, người ta dùng thịt bò chế biến như kiểu nai khô để ăn, để dự trữ thực phẩm. Món này ngon, hợp khẩu vị lại được nhiều người ưa thích, rồi nó dần trở thành đặc sản của Tây Nguyên. Bò một nắng còn được người dân mượn câu thành ngữ “Một nắng hai sương” để gọi tên nhằm biểu thị sự vất vả cực nhọc nhưng đậm đà tình nghĩa khó quên khi thưởng thức. Tên gọi này còn được hiểu theo nghĩa cách chế biến: bò chỉ phơi một nắng vừa héo rồi nướng ăn, thế mà ngon không có gì bằng, ăn một miếng không thể không ăn miếng thứ hai.

Chế biến bò một nắng rất đơn giản, chỉ cần chọn loại nguyên liệu ngon là được. Theo bí quyết của người dân ở đây, thịt bò nhất quyết phải là bò tơ, được chăn thả trong tự nhiên nên thớ thịt săn chắc, ít nước lại có vị ngọt tự nhiên đem lại cho người ăn cảm giác ngon miệng. Thịt được lóc bỏ da, rửa sạch và thái thành từng miếng mỏng, lớn cỡ bằng bàn tay là được. Thịt sau khi thái xong được ướp sơ qua với các loại gia vị như đường, muối, bột nêm, ớt trái giã nhỏ, vừng. 

Bò Một Nắng - Ảnh 2

Khâu ướp gia vị rất quan trọng, không nên ướp đậm quá vì khi nướng chín, thịt sẽ bị mặn không ngon, cũng không nên ướp nhạt quá, bò không thấm đủ gia vị, sẽ nhanh hư, không để lâu được. Sau đó đem phơi ngoài nắng, nếu trời nắng to, chỉ cần phơi trong một ngày, thịt bò khô lại, cầm lên tay không bị dính là được. Khi ăn, chỉ cần lấy từng miếng thịt, cho lên vỉ và nướng trên bếp than hồng. Thịt nướng chín rám vàng hai cạnh cùng mùi thơm tỏa ra rất quyến rũ. Khi nướng nhớ trở đều tay để thịt chín đều và không bị cháy.

Bò Một Nắng - Ảnh 3

Bò sau khi nướng chín, được cho lên thớt, dùng chày đập nhẹ cho miếng bò mềm, xé thành từng miếng nhỏ. Bò một nắng được ăn kèm với dưa leo, chuối chát, các loại rau thơm và thức chấm. Thức chấm của món ăn này rất phong phú, có thể là tương ớt, muối ớt chanh... nhưng độc đáo và ngon miệng hơn cả phải là muối kiến vàng của người dân tộc. 

Bò Một Nắng - Ảnh 4

Bò được ăn kèm với muối kiến vàng của người dân tộc.

Muối kiến vàng được xem là một tuyệt chiêu của người Gia Lai vùng Ayun Pa, Krông Pa. Để làm món muối lạ lùng này người ta phải vào rừng… bắt kiến. Trong rừng sâu mới có loại kiến vàng to con, vàng ươm, bụng căng mọng. Kiến bắt về rang sơ qua lửa rồi giã với ớt rừng, lá thèn len và vài loại lá rừng khác. Kiến vàng có vị mặn đồng thời bụng kiến chứa đầy thứ dịch chua, vậy là món chấm vừa có vị chua vừa hơi măn mẳn tương tự như muối và chanh. Tuy nhiên muối kiến vàng thật sự ngon đậm khi có thêm muối hột giã nhỏ hoà cùng.

Bò Một Nắng

Bò Một Nắng
15 1 16 31 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==