Trong bối cảnh thời tiết mập mờ khó đoán, hôm nắng chang chang – hôm mưa vài giọt rồi lại oi ả, chưa kể có những lúc mây trôi trên cao nhưng bên dưới vẫn cứ kêu gào nóng bức, khiến cho cơ thể ể oải như mất dần sức sống. Vậy tới đâu có khí hậu mát mẻ, đem lại sức khỏe dồi dào cũng chính là lời chào mà Tây Nguyên muốn gửi tới các bạn.
Dàn trải với những địa điểm phù hợp nhu cầu thì nhiều không đếm nổi, bởi vậy chúng tôi sẽ chỉ dẫn các Lữ khách tiến tới những nơi có sông nước thanh tao, rừng cây mát mẻ. Bẻ theo ngọn gió có lẽ chúng ta nên tới Gia Lai trong hoàn cảnh này.
Đến với Gia Lai nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, khách thăm quan sẽ được tận mắt chứng kiến một vùng rừng núi rộng lớn “Vậy là mát rồi”, bên cạnh còn có những con suối, ghềnh thác trong vắt “Thế càng mát hơn”. Chưa kể những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp bạt ngàn cây cối đậm chất hoang sơ sẽ khiến cho Lữ khách cảm thấy dễ chịu “Như này thì mát quá”.
* Chuyến hành trình của chúng ta sẽ bắt đầu từ những con hồ lộng gió lẫn phẳng lặng giữa núi rừng Gia Lai.
- Hồ T'Nưng, xưa kia chính là một miệng núi lửa đã ngưng hoạt động từ hàng triệu năm về trước, hồ có hình bầu dục với độ sâu lên tới 19m, xung quanh là những rừng thông tỏa bóng đón gió, chưa kể những lúc mưa to gió giật mặt hồ còn gợn những con sóng lớn. Bởi vậy khách thăm quan tới đây nên thăm quan ngắm cảnh, chụp ảnh hơn là thả mình xuống hồ.
Nếu đứng từ trên cao nhìn xuống mặt hồ trong xanh, người ta ví rằng đây chính là đôi mắt của Pleiku. Nói vậy chắc các Lữ khách đã hình dung ra được, hồ này chính là nguồn cảm hứng sáng tác của các bài hát nổi tiếng đậm nét núi rừng Tây Nguyên như “Đôi mắt Pleiku”.
Nếu đứng từ xa thì mặt hồ lại mang một nỗi buồn da diết, bởi vì ẩn sâu trong cái vẻ đẹp của thiên nhiên lại là một câu truyện cảm động “Xưa kia, nơi đây vốn là một buôn làng nhộn nhịp từ lối sống cho đến sinh hoạt, những tiếng chiêng tiếng trống rộn rã vang lên hòa vào thiên nhiên trên khắp núi rừng. Cho đến một hôm nọ, khi nhìn thấy cảnh trâu bò trong làng đột nhiên đổ bệnh chết hết, dân làng nghĩ rằng Yang – Ông trời, thần linh đã ghét bỏ họ, nên tộc trưởng sai người vào rừng săn bắt Nai đem về làm vật cúng tế. Lễ xong, tưởng chừng như mọi việc đã được Yang chấp thuận, họ đắm mình vào những cơn say, nào ngờ mặt đất bỗng nhiên rung chuyển – rạn nứt thành những hố sâu kéo cả làng xuống vực, nước xung quanh tràn vào nhấn chìm cả khu vực. Riêng có một đôi vợ chồng Mạc Mây khi đi thăm bà con ở nơi xa trở về lại sống sót, trước mắt họ chỉ toàn là nước, bàng hoàng - hoảng sợ liền chạy đi báo các bản làng lân cận. Kể từ đó người Gia Lai nhớ thương da diết những người anh em đã khuất vì biến cố trên, còn luôn xem T'Nưng là một phần không thể thiếu trong tâm trí của họ”.
- Hồ Thác Bà, một khu vực gần gũi và thân thiện gắn liền trong suy nghĩ của nhiều người, bởi nơi đây chính là vị thế đẹp cho một công trình thủy điện “Thác Bà”.
Đến với nơi này, nước non chưa phải là hình ảnh khiến khách thăm quan phải ngỡ ngàng, mà đó là những hòn đảo nhỏ xanh mướt nổi trên mặt hồ, nếu coi những hòn đảo nhỏ là núi thì mặt hồ chính là biển mây.
Ngắm nhìn xung quanh mặt hồ là những bãi bờ hoang sơ, phóng xa tầm mắt mặt hồ phẳng lặng dưới làn sương mờ. Nếu may mắn, Lữ khách sẽ được thưởng thức các lễ hội đặc trưng được diễn ra tại đây như “Lễ hội mừng cơm, lễ hội lúa mới, thậm chí vào những đêm trăng sáng đôi trai gái hẹn hò nhảy múa tưng bừng”.
- Biển Hồ Chè, một tên gọi thật khó mường tượng, nhưng nếu khách thăm quan để ý kỹ thì tên gọi của nó là sự kết hợp giữa hồ nước với nương chè.
Đặt chân chốn đây Lữ khách sẽ bị hút hồn bởi những dải xanh của lá, mùi thơm của chè. Những cơn gió nhẹ thoang thoảng sẽ làm mát lòng khách thăm quan, xua tan muộn phiền.
Hướng ra phía xa là một con hồ tươi mát, một nguồn cấp nước cho cả nương chè, thể hiện cho sự hài hòa giao thoa giữ Thổ và Thủy.
Nếu đã tới đây, Lữ khách cũng nên đồng hành cùng nhịp sống của người dân, thả mình vào bầu không khí sinh hoạt lẫn các hoạt động nương dãy, ngắm nhìn những thao tác thủ công hái lượm.
* Rời xa những con hồ thơ mộng để đến với các thác nước hùng vĩ chính là điểm tới thứ hai.
- Thác Phú Cường, được sở hữu một vẻ đẹp của tự nhiên với độ cao chừng 45m. khách thăm quan thăm quan thưởng ngoạn sẽ được hít một bầu không khí trong lành, ngắm nghía một khung cảnh hùng tráng.
Nó được hình thành trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động từ nhiều năm, bởi vậy địa chất nơi đây khá ấn tượng từ lối đi cho tới các hòn đá.
Vượt qua những chiếc thang sắt để xuống chân thác, nước đổ trên cao ào ào xuống dưới, khiến Lữ khách chỉ thích đứng nhìn hơn là bơi lội. Bởi do cấu tạo từ khu vực nên nước không mấy được trong suốt, thế nhưng nó lại được bù đắp bởi sự giao thoa từ tự nhiên. Những chiếc cầu vồng hiện lên trông thật thích mắt, nếu như khách thăm quan chỉ thường thấy cầu vồng xuất hiện ở trên cao thì nơi này chính là cơ hội để chúng ta chạm tay vào chúng. Các Lữ khách cũng nên cẩn thận, đá dưới nước khá trơn và nhẵn.
- Thác Xung khoeng, khác với Thác Phú Cường, nước ở đây trong hơn, giữa hồ có những hòn đá lớn để khách thăm quan có thể ngồi ngắm thiên nhiên, ngâm chân xuống nước.
Xung quanh là những bụi cỏ um tùm, đan xen đó còn có những tán cây lớn che phủ bóng mát cho cả khu vực. Nếu Lữ khách có ý định ngồi trên bờ chụp ảnh ngắm cảnh thì không sao, nhưng nếu có ý định xuống tắm thì cũng cần phải cẩn thận với những chỗ nguy hiểm khi có xoáy nước lớn.
- Thác chính tầng, là một con thác tuy không cao nhưng lại thoai thoải chia thành nhiều tầng xứng với tên gọi. Dòng nước lớn được đổ từ trên cao nhất với dòng chảy rất mạnh, nước ào ạt dồn xuống va vào những hòn đá ngăn tạo nên một âm hưởng vang vọng núi rừng. Sự phân tầng của tháp không phải do con người tạo ra mà đó là kết quả của việc phân tầng địa chất.
Càng xuống dưới cảnh càng đẹp hơn, những con hồ nước nhỏ được hình thành từ vùng trũng giữa các tầng. Xuống tận bên dưới là một không gian thoáng đãng rộng lớn. Hai bên bờ gồm những thảm thực vật xanh tươi vây quanh một vùng hồ nước.
Cảnh vật ở đây rất đẹp, thanh tao khiến khách thăm quan không lỡ lòng nào nói ra hai từ tạm biệt.
- Hố Trời, đến khu vực này Lữ khách sẽ ngỡ ngàng khi tên gọi của nó không như những gì mà ta tưởng tượng, nó không phải là một cái hố mà nó là một vùng trũng nằm dưới hai hẻm núi cao, xung quanh có những ghềnh thác nước. Đường xuống Hố Trời khá dài và khó đi chưa kể hai bên còn có những loài cây rất độc, nếu vô tình khách thăm quan dính phải nhựa của chúng thì Lữ khách sẽ bị ngứa rát và sưng tấy.
Nói vậy thôi chứ cảnh cũng rất là đẹp, khu vực này được ngự trị chủ yếu bởi rừng Dứa và rừng Khộp “Một kiểu rừng lá rộng cây to che mát cả một vùng”. Càng tiến sâu xuống dưới khung cảnh càng rõ nét, những cây Mai rừng thẳng búp đang chờ nở hoa cũng khiến cho ta phải dừng chân chút ít.
Bên cạnh đó nơi đây còn là khu sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt khách thăm quan cần phải thận trọng với Rắn – Rắn độc ở đây vẫn còn nhiều.
Nếu có cơ duyên, Lữ khách sẽ được gặp người dân nơi đây, họ mến khách quý người sẵn sàng giúp đỡ – chỉ trỏ tận tình, chưa kể còn được họ kể cho nghe những câu truyện về rừng.
* Nơi thứ ba là một khu vực êm đềm thanh mát, trải mình cùng với những dòng sông, con suối trong vắt.
- Suối Đá Trắng, được hình thành từ những dòng nước lớn men theo sườn dốc. Phía giữa là những tảng đá bị bào mòn theo thời gian nổi lên như những quả trứng gà, bên cạnh đó còn có nhiều tảng đá với các hình thù kỳ quái, là nơi được khách thăm quan lựa chọn để nghỉ ngơi thư giãn.
Nếu nhìn lên trên Lữ khách sẽ thấy một chiếc cầu được làm từ những nguyên liệu trong tự nhiên, trông thật mảnh mai nhưng khá an toàn. Hai bên suối còn có những chiếc chòi dân dã lơ lửng trên các cành cây to, đây là sản phẩm của những người làm nghề kinh doanh chương trình . Dọc các lối đi khách thăm quan sẽ thấy sự bon chen giữa những loài hoa dại với các màu sắc khác nhau.
Vào mùa mưa - nước dâng cao - chúng ta còn được nghe thấy cả tiếng nước đổ mang đậm chất âm thanh rừng núi, còn mùa khô nước khá nông - sẽ thuận tiện cho việc đi lại dưới nước, săn cá, thư giãn.
Mặc dù đã được con người chú ý đến nhưng khu vực vẫn còn thật sự hoang sợ, nếu trong nay mai nơi này được quy hoạch thì vẻ đẹp của chúng không biết thế nào nhưng chí ít sẽ có nhiều người biết đến hơn.
- Suối Mơ, nói đúng ra là một dòng suối chảy từ trên thác cao, khác hẳn với những nơi khác, không còn có những cây Dứa cây Khộp, thay vào đó là những hàng Cao Su thẳng tắp, có những thời điểm Cao Su thay lá thì cả con đường vàng bóng lối đi.
Gắn liền với suối Mơ là dòng sông Pô Kô, nơi in dấu một di tích lịch sử “Bến đò A Sanh – mang danh một vị anh hùng chèo đò A Sanh, người đã tự tay đẽo thuyền đưa bộ đội vượt sông ngày trước”.
Nói như vậy, chắc các Lữ khách đã hình dung ra được sự trong mát của nguồn nước lẫn thanh mát từ tự nhiên như thế nào rồi đấy.
Vậy là chuyến hành trình của chúng ta xin được khép lại tại đây, một vùng rừng núi bao la bát ngát, nơi ẩn mình trong những dòng thác lớn, nơi chứa đựng những con hồ trong xanh và là nơi có những dòng suối mát chảy qua. Chương trình Tây Nguyên, khuyên các bạn nếu đã đến đây thì đừng bỏ lỡ các món ăn dân dã, nổi cộm như Phở Khô, muối Kiến Vàng, lẩu lá rừng, bún mắm Cua – canh lá Bép... Bên cạnh đó còn có Gà tộc, cơm Lam thậm chí Măng chua, rượu cần cũng mang nhiều phần thú vị.