==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ hiện nay có rất nhiều bộ tộc thiểu số hiện đang sinh sống, họ thành lập thành những buôn làng cũng như khai hoang trong nhiều khu rừng sâu để rồi sinh sống theo những cách của riêng mình, không lẫn lộn với bất kỳ dân tộc nào khác. Dấu ấn trong sản xuất, đời sống thường ngày của những người Tây Nguyên được nhắc đến rõ nét trong những bản sử thi đầy chất hào hùng như Đăm San, Xinh Nhã… Tại đó, cả một bức tranh xã hội hiện nên rất rõ nét cùng với những phong tục, tập quán, nghi lễ, luật tục rất riêng với mỗi một dân tộc. Cùng với Dulichtaynguyen.org khám phá những điều thú vị, đầy hấp dẫn qua các bài viết chi tiết, cụ thể giới thiệu về phong tục của người dân, về vùng đất anh hùng đã đi vào thơ ca này! 

  • Ngạc Nhiên Tục Bắt Chồng Của Người Tây Nguyên

    Ngạc Nhiên Tục Bắt Chồng Của Người Tây Nguyên

    Được xem là nghi lễ trọng đại nhất trong đời mỗi người, tục "bắt chồng" của đồng bào J'Rai ở Tây Nguyên với vô số điểm kì lạ chắc chắn sẽ khiến bạn rất ngạc nhiên.

  • Tục Đi Chợ Phiên Tắc Bắc Cuối Tuần Của Người Tây Nguyên

    Tục Đi Chợ Phiên Tắc Bắc Cuối Tuần Của Người Tây Nguyên

    Như  một nét không gian Tây Bắc thu nhỏ, chợ phiên Đắk R’Măng ngập tràn phong vị cộng đồng người Mông. Cảnh mua bán diễn ra nhẹ nhàng, không mặc cả như các chợ khác chốn thị thành. Cũng như các phiên chợ của người Mông ở phía Bắc, đồng bào Mông ở Tây Nguyên cũng đến chợ để gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, trai gái đến tuổi cặp kê hò hẹn

  • Rừng – ý nghĩa to lớn trong văn hóa Tây Nguyên

    Rừng – ý nghĩa to lớn trong văn hóa Tây Nguyên

    Trong văn hóa cộng đồng người dân Tây Nguyên nói chung, rừng không chỉ là nơi họ săn bắt, tìm kiếm rau dại mà còn là cội nguồn, tâm linh. Họ luôn giữ trong mình một sự tôn kính nhất định với rừng sâu.

  • Ghế Kpan đầy ‘’quyền lực’’ của người Ê-đê

    Ghế Kpan đầy ‘’quyền lực’’ của người Ê-đê

     Với người Ê-đê có một chiếc ghế có ‘’siêu năng lực’’ – khi mà bạn là ai đều không quan trọng vì khi ngồi trên ghế Kpan thì toàn bộ hận thù, chênh lệch về địa vị, người giàu sang, kẻ khốn khó đều không quan trọng duy nhất chỉ có chân tình là ở lại.

  • Độc Đáo Tục Bỏ Mả Của Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Ở Tây Nguyên

    Độc Đáo Tục Bỏ Mả Của Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Ở Tây Nguyên

    Đất nước ta trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, 54 dân tộc anh em cùng chung sống và gây dựng nên một nền văn hiến, văn hóa đa dạng nhưng giàu bản sắc, mỗi một dân tộc lại mang những tập tục riêng của mình góp vào cái nôi chung của nền văn hóa chung của cha ông. Để tìm hiểu về những phong tục tập quán riêng của mỗi một dân tộc có lẽ phải mất một thời gian khá dài, hôm nay, đến với mảnh đất chương trình Tây Nguyên, chúng ta sẽ tìm hiểu về tục bỏ mả của đồng bào dân tộc Jrai để thấy được truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống nhớ về nguồn cội được phát huy một cách rõ nét trong đời sống của những con người nơi đây.

  • Tục thờ cúng thần linh của người Mơ Leng

    Tục thờ cúng thần linh của người Mơ Leng

    hành trình Tây Nguyên- Từ lâu, con cháu người Mơ Leng (dân tộc Chứt) luôn tâm niệm giống nòi của mình được thai nghén từ Đất và Trời. Chính Đất và Trời cũng là chủ nhân ban phát vạn vật, cỏ cây, chim trời, cá biển cho họ thụ hưởng. Cũng bởi quan niệm này, nên họ hết sức quan tâm tới tục lệ thờ cúng với hi họng đất trời sẽ ban phát cho họ bình yên và may mắn.

  • Lễ cưới người MNông

    Lễ cưới người MNông

    Lễ cưới người MNông là một nghi lễ của người đồng bào dân tộc MNông Preh. Khi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, chàng tặng cô gái một cái lược, một chuỗi hạt hoặc một vòng đeo tay để làm tin. Sau đó, chàng trai về thông báo với bố mẹ và xin ý kiến. Nếu đồng ý, bố mẹ chàng trai sẽ nhờ ông mối mang lễ vật đến nhà gái. Khi nhà gái bằng lòng, ông mối sẽ thay mặt nhà trai bàn bạc với nhà gái về Lễ dạm hỏi.

  • Lễ cúng thần nước của người Ê đê

    Lễ cúng thần nước của người Ê đê

    Lễ cúng thần nước của người Ê đê được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê.

  • Thoáng phong tục người Mường

    Thoáng phong tục người Mường

    Trước đây người Mường sống nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An… sau này một số người Mường đã di dân xuống các tỉnh cao nguyên miền Trung sinh sống. Người Mường cũng có những tập quán :

  • Ma lai rút ruột

    Ma lai rút ruột

    Ma lai rút ruột là khi một người bị bệnh ngày một gầy yếu. Người dân tộc miền núi còn mang nặng tính sùng bái thần linh, nên còn nhiều hủ tục chưa xóa bỏ được, nên khi chúng ta nghe nói đến những hủ tục này đều phải rùng mình.

  • Lễ nhóm lửa - Phong tục người Tày

    Lễ nhóm lửa - Phong tục người Tày

    Lễ nhóm lửa Phong tục người Tày, họ thờ “thần lửa” nhằm cầu thần linh phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, làm ăn hạnh thông, phát đạt. Lễ này ngoài người Thái (có Thái trắng, Thái đen hay còn gọi Tày, Thổ Đà Bắc) còn của người Mường.

  • Hội nhà mồ

    Hội nhà mồ

    Hội nhà mồ -  Dân tộc ít người như Gia Rai, Ba Na, sau mỗi lần có người thân trong gia đình qua đời, đều làm mồ mả cho đẹp, sau đó tổ chức ăn mừng nhà mồ. Vì vậy ngày lễ không có thời gian mà tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Trang 1 2 [>>]

Phong tục tập quán Tây Nguyên

Phong tục tập quán Tây Nguyên
27 2 29 56 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==