==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Hội nhà mồ -  Dân tộc ít người như Gia Rai, Ba Na, sau mỗi lần có người thân trong gia đình qua đời, đều làm mồ mả cho đẹp, sau đó tổ chức ăn mừng nhà mồ. Vì vậy ngày lễ không có thời gian mà tùy thuộc vào hoàn cảnh.

 

 

Hội nhà mồ- Đời sống tâm linh của đồng bào Tây Nguyên

Hội nhà mồ -  Dân tộc ít người như Gia Rai, Ba Na, sau mỗi lần có người thân trong gia đình qua đời, đều làm mồ mả cho đẹp, sau đó tổ chức ăn mừng nhà mồ. Vì vậy ngày lễ không có thời gian mà tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Nhà mồ Tây Nguyên có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của họ, những gì có ở nhà mồ không chỉ dành cho người đã chết mà còn là niềm tin cho người đang sống. Người Ba-Na, Gia-Rai tin rằng linh hồn người chết sẽ biến hóa những thứ để trong nhà mồ sẽ có thêm nhiều hơn nữa, như tượng các con vật nuôi, những dao rựa, cung nỏ săn bắn v.v… tức phù hộ cho người sống gặp may mắn khi nuôi súc vật, đi rừng hay săn bắn.

                                                                                                                      Hội nhà mồ

Đặc điểm lễ hội nhà mồ

Hội mừng nhà mồ là một nghi thức tín ngưỡng độc đáo hấp dẫn được diễn ra trong ba ngày đêm liền, và được chuẩn bị từ mấy tháng trước. Tất cả mọi người khi đến dự lễ đều phải biết múa Rông Chiêng, biết đánh cồng chiêng, gõ trống, chơi đàn Tơ rưng.

Trong ngày lễ có múa Rông chiêng nên bắt buộc mọi người phải biết múa; theo ý nghĩa Rông chiêng là quanh choé. Múa hát chung quanh choé rượu là điệu múa giành cho các cô gái, diễn tả các động tác làm nương, may vá thêu thùa, và điệu múa khiên của thanh niên trình diễn các động tác săn bắn hay chiến trận. Vì vậy Rông chiêng là điệu múa truyền thống trong ngày hội nhà mồ.

Từ buổi sáng đầu tiên, đoàn múa Rông chiêng tiến vào nhà mồ trong sự chào đón của mọi người. Đi đầu là một chàng trai vạm vỡ, đóng khố tua cườm, thắt lưng dây bạc, đầu cắm lông chim, vừa đi vừa múa, tay gõ trống đeo trước bụng, theo sau có 8 người già cắp ngang cây giáo, cũng vừa đi vừa múa, tiếp đến 6 chàng trai khiêng một cái trống lớn, rồi những người cầm cồng chiêng, chũm chọe, thanh la ăn mặc đẹp biểu diễn những động tác ngộ nghĩnh. Cuối cùng đến hai hàng thiếu nữ trong trang phục lễ với điệu múa xoang truyền thống, nhưng được cách điệu rất uyển chuyển và đẹp mắt.

Khi đoàn người đi vào khu vực sân diễn của nhà mồ, sau những hồi trống lệnh được đệm bởi những tiếng cồng chiêng trầm hùng, vũ điệu Rông chiêng bắt đầu, cùng động tác múa là những tiếng hú vang xa, rồi lại chiêng trống rền vang… Cứ như thế, ngày hội như không thể dừng lại. Hội lễ mừng nhà mồ không chỉ có một vài đoàn múa đơn lẻ, thông thường có rất nhiều đoàn từ các buôn làng bên đến góp hội, không những để mua vui mà còn là dịp để thi thố tài năng của nhau.

xem thêm các Chương trình Tây Nguyên

Hội nhà mồ,hoi nha mo

Hội nhà mồ,hoi nha mo
15 1 16 31 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==