Đất nước ta trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, 54 dân tộc anh em cùng chung sống và gây dựng nên một nền văn hiến, văn hóa đa dạng nhưng giàu bản sắc, mỗi một dân tộc lại mang những tập tục riêng của mình góp vào cái nôi chung của nền văn hóa chung của cha ông. Để tìm hiểu về những phong tục tập quán riêng của mỗi một dân tộc có lẽ phải mất một thời gian khá dài, hôm nay, đến với mảnh đất hành trình Tây Nguyên, chúng ta sẽ tìm hiểu về tục bỏ mả của đồng bào dân tộc Jrai để thấy được truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống nhớ về nguồn cội được phát huy một cách rõ nét trong đời sống của những con người nơi đây.
Với người Jrai ở Tây Nguyên, cái chết chưa phải là kết thúc cuộc đời
Với người Jrai ở Tây Nguyên, cái chết chưa phải là kết thúc cuộc đời, chưa phải là kết thúc tất cả mà linh hồn của người chết vẫn còn lưu luyến chốn dương gian với người thân.
Với quan niệm khi chết đi, linh hồn vẫn trú ngụ xung quanh các nhà mồ, linh hồn vẫn phải ăn uống nên hàng ngày, người sống vẫn phải mang cơm nước đến khu nhà mồ để nuôi người chết. Trong nhà, trong làng ngoài bản có chuyện gì, cứ đêm đến, người nhà lại ra khu nhà mồ tâm sự cùng các linh hồn. Chỉ đến khi làm lễ bỏ mả, linh hồn người chết mới đến lúc rời khỏi dương gian về với thế giới bên kia. Từ đây, người sống sẽ không vương vấn gì với linh hồn của người chết nữa.
lễ hội Pơ - Lễ bỏ
Lễ bỏ mả hay còn gọi là lễ hội Pơ Thi thường được tổ chức vào khoảng tháng 3, tháng 4 dương lịch hàng năm. Những ngày này, thóc lúa trên nương đã cất đầy kho, men rượu đã ủ chín, người dân trong làng bắt đầu vào mùa lễ hội. Lễ bỏ mả là một lễ hội quan trọng và lớn nhất của người người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tại đây, các sắc thái văn hóa lẫn các loại hình nghệ thuật truyền thống đậm chất sử thi sẽ được thể hiện.
Tại làng Ghè, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ (Gia Lai), mọi công đoạn chuẩn bị cho lễ bỏ mả đã được chuẩn bị chu đáo. Trước đó cả một thời gian dài, thanh niên trong làng đã lên rừng chọn các khúc gỗ thật tốt, đục đẽo các bức tượng nhà mồ với mục đích theo hầu các linh hồn ở thế giới bên kia. Tượng nhà mồ là linh vật không thể thiếu trong lễ bỏ mả. Ngoài ra, phải có trâu và lợn là những vật hiến tế, thực phẩm cũng phải chuẩn bị đủ cho 3 ngày lễ hội.
Trò chuyện với chúng tôi, già làng nơi đây kể: “Năm nay, 5 hộ trong làng cùng chung nhau làm lễ bỏ mả cho người thân. Có hộ do gia đình khó khăn nên từ khi người thân mất đã nhiều năm rồi nay mới làm, nhưng có hộ thì người thân mới mất được 2 năm. Lễ bỏ mả tốn kém lắm, trâu, bò, lợn, gà…phải đủ cho 3 ngày lễ”.
Già làng còn cho biết thêm, làm lễ bỏ mả có khi tốn kém cả trăm triệu nhưng ai nấy đều vui vẻ. Những gia đình bỏ số tiền lớn ra tổ chức đều cho rằng đây là số tài sản chia cho người thân đã ra đi.
Lễ bỏ mả ngoài phần lễ còn có phần hội. Sau khi làm lễ tiễn người chết về thế giới bên kia, bộ phận người múa rối và chú hề bắt đầu nhảy múa trong tiếng nhạc buồn, tiếng trống, chiêng thể hiện sự tiếc thương, lưu luyến của người sống với linh hồn người đã chết. Những người múa rối và trình diễn mặt nạ cùng đoàn người chậm rãi đi quanh nhà mồ. Sau đó đội cồng chiêng sẽ chơi các bản nhạc cho mọi người vào phần hội cùng nhảy múa, uống rượu cần sáng đêm.
chương trình Tây Nguyên còn khá mới mẻ và mang nhiều điều huyền bí, lạ lẫm đối với Lữ khách , song cũng chính những điều lạ lẫm ấy, mới mẻ ấy đã mang một làn gió mới thổi vào nền hành trình nơi đây. Nếu có dịp, bạn hãy dành cho mình một Chương trình Tây Nguyên để khám phá mảnh đất, con người và tập tục văn hóa của đồng bào nơi đây.