Lễ cúng thần nước của người Ê đê được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê.
Lễ cúng thần nước của người Ê đê được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê.
Suốt thời gian diễn ra lễ cúng bến nước, ở nhà tiếng chiêng không ngừng vang. Tiếng chiêng không chỉ là các thông điệp báo với các thần linh để bộc lộ nỗi băn khoăn về sự sống và cái chết mà còn là những tâm sự hay sự đuổi bắt tâm tưởng của những con người khác nhau. Có lẽ vì vậy mà âm nhạc cồng chiêng người Ê Đê Đăk Lăk mang nặng tính suy tưởng về những sinh hoạt ấy, là nơi cộng cảm, gặp gỡ giữa con người với thần linh. Lễ cúng bến nước được tổ chức hàng năm. Người cúng thường là người đứng đầu buôn hay còn gọi là chủ bến nước.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, chủ cúng và 2 người hầu lễ mang trang phục cổ của người Ê Đê ra bến nước để làm lễ. Với những bộ trang phục này họ tin giống như những bộ trang phục của các vị tổ tiên xưa khi ra trận. Đối với mỗi bến nước số người hầu lễ có thể thay đổi nhưng số người đã chọn phải giữ nguyên từ năm này sang năm khác. Ba người cầm các đạo cụ tương ứng của mình. Người dâng lễ mang tiết của hòa với rượu và cái thủ lợn. 1 người mang theo thanh gươm, dao khu và 1 cái khiên bằng gỗ, đây là những đồ vật của dòng họ nhà vợ ông chủ bến nước để lại chỉ trong dịp lễ trọng đại này nó mới được mang ra khỏi nhà. Bởi đó là những vật cổ và có ý nghĩa linh thiêng vô cùng quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình.
Sau mỗi lượt cúng, thầy cúng lại tưới nước lên thịt đặt trong lá cây Ê nang. Hành động này thay cho lời mời thần linh của các vị thần ở những chốn lân cận cùng các vị thần linh thiêng về hưởng lễ vật dâng cúng hôm nay. Kết thúc lễ cúng ở bến nước, họ quay vể phía làng làm lễ dưới gốc cây cổ thụ. Đây được coi là hàng rào xưa bảo vệ nơi cư ngụ của các giàng, thần thổ địa của làng.
Người Ê Đê có đời sống tín ngưỡng tâm linh phong phú. Cũng như nhiều dân tộc sinh sống trên dải đất Trường Sơn Tây Nguyên. Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê là Lễ cúng bến nước hay thần nước.