==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Lễ đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng như: Mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa… Đó là ngày hội mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống xa xưa của người Tây Nguyên.

Lịch sử Tây Nguyên phần 3 thời kỳ Sau khi thống nhất Lịch sử Tây Nguyên phần 3 thời kỳ Sau khi thống nhất

Lễ đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng như: Mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa… Đó là ngày hội mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống xa xưa của người Tây Nguyên.

Lễ hội thường tổ chức ở bãi đất trống trong làng. Ngày đầu tiên, tiếng cồng chiêng nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh cũng như những người tham dự và hoàn thành các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí.

Lễ Hội Đâm Trâu Tây Nguyên - Ảnh 1

Lễ hội đâm trâu là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc. Nếu đỉnh cao của lễ hội là lúc mũi lao cắm vào tim con trâu thì những âm thanh, những điệu múa, lời ca, sự hiện diện cao vút lên không trung của cột đâm trâu chính là linh hồn của lễ hội. Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu còn được phản ánh qua không khí linh thiêng, đậm chất núi rừng linh ứng, khi vị chủ lễ thông báo tình hình buôn làng trong năm, cầu mong sự phù hộ của các vị thần linh, ma quỷ về dự lễ, chứng giám cho tấm lòng của dân làng. Hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng là sự cổ vũ của dân làng. Những chàng trai tay lao, tay giáo nhảy xung quanh con trâu. Trong những ngày lễ, tiết mục đâm trâu chính là phần không thể thiếu, nó thể hiện rõ tính chất của lễ hội.

Lễ Hội Đâm Trâu Tây Nguyên - Ảnh 2

Không khí buổi lễ không hề lắng xuống sau lễ đâm trâu. Lúc này cả làng quây quần bên ghè rượu cần, bên những mâm thịt, cùng nhau nhảy múa, ăn uống quanh đống lửa tận hưởng những thành quả của ngày lễ, sự ban thưởng của thần linh. Lễ hội toát lên một cách đầy đủ nhất những sắc thái đặc trưng văn hóa tộc người, thể hiện tính cộng đồng trong sự cộng hưởng: Cầu mùa, cầu an, cầu phúc...

Xem thêm Chương trình Tây Nguyên Và trải nghiệm Tây Nguyên

Lễ Hội Đâm Trâu Tây Nguyên,Le Hoi Dam Trau Tay Nguyen

Lễ Hội Đâm Trâu Tây Nguyên,Le Hoi Dam Trau Tay Nguyen
67 7 74 141 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==