Tây Nguyên tự hào với những đặc điểm tự nhiên tuyệt đẹp như rừng còn hoang sơ, thác nước và phong cảnh ngoạn mục, tương phản với những khu vực vẫn còn mang dấu vết tàn khốc của chiến tranh.
Tổng quan về Tây Nguyên
Tây Nguyên (Tây Nguyên) bao gồm năm tỉnh nội địa của Nam Trung Bộ Việt Nam. Hầu hết vùng này là núi. Trong khi chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống tại nơi đây. Khu vực Tây Nguyên của Việt Nam đã dần mở cửa đón khách thăm quan trong thập kỷ qua sau nhiều năm chính phủ thực thi các hạn chế đi lại và ngày nay người nước ngoài có thể khám phá các trung tâm chính của khu vực này một cách tương đối dễ dàng. Đôi khi các quy định sẽ yêu cầu Lữ khách sử dụng hướng dẫn viên khi đến thăm vùng nội địa.
Tây Nguyên tự hào với những đặc điểm tự nhiên tuyệt đẹp như rừng còn hoang sơ, thác nước và phong cảnh ngoạn mục, tương phản với những khu vực vẫn còn mang dấu vết tàn khốc của chiến tranh. Một số lượng lớn các nhóm dân tộc thiểu số vẫn sống theo truyền thống ở vùng cao, đặc biệt là các vùng như Kon Tum, Plei Ku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Các vùng cao nguyên trở thành một vùng nước chảy xiết vào mùa gió chướng khi mưa lớn nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vào mùa hè, Đà Lạt trở thành một điểm đến nổi tiếng vì với độ cao lí tưởng này thì nhiệt độ mát mẻ hơn một chút so với cái nóng gần như không thể chịu nổi của vùng đồng bằng phía Nam. Đối với những người thích đi ra khỏi lối mòn chương trình thông thường, vùng cao là một điểm đến tuyệt vời.
Thời tiết Tây Nguyên vào mùa hè
Do Tây Nguyên nằm trên cao nên thời tiết quanh năm mát mẻ hơn so với ven biển Việt Nam. Ngay cả trong mùa nóng, buổi sáng và buổi tối có thể lạnh và rất lạnh vào đêm khuya. Nếu bạn đang có ý định đi thăm quan bằng xe máy, hãy ghi nhớ những điều kiện này khi đóng gói đồ đạc vì buổi sáng sẽ xuất hiện những cơn gió lạnh buốt với tốc độ 60km/h. Đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, mưa bắt đầu và nhiệt độ bắt đầu giảm một chút, với gió mùa kết thúc vào tháng 10. Tháng 7 và tháng 8 là những tháng ẩm ướt nhất. Nhiệt độ trung bình cao nhất ở Tây Nguyên là 32 ° C vào tháng 5.
Tháng 7, tháng 8 là thời kỳ giữa mùa mưa, địa phận Tây Nguyên nằm trong phạm vi ảnh hưởng của áp thấp lục địa châu Á. Hàm lượng ẩm trung bình tháng 7 ở vùng này là 54,7 kg/m3. Đây là khối không khí có hàm lượng ẩm cao nhất trong các khối không khí thịnh hành trong mùa hạ ở Đông Nam Á và có hàm lượng hơi nước gây mưa trung bình tháng 7 cao nhất toàn cầu. Vì thế, tháng 7, tháng 8 ở Tây Nguyên được đánh giá là thời kỳ có lượng mưa, ẩm cao nhất trong năm. Trừ các vùng phía đông, còn phần lớn Tây Nguyên có tổng lượng mưa trong tháng 7 và tháng 8 chiếm từ 25 – 35% tổng lượng mưa năm, tương đương mức 30 – 40% tổng lượng mưa của mùa mưa và số ngày có mưa thường đạt từ 20 – 27 ngày/tháng. Ngược lại với mưa ẩm, do phần lớn thời gian trong tháng bầu trời âm u, nhiều mây nên lượng ánh sáng mặt trời đến mặt đất khá hạn chế và ở mức thấp nhất trong năm. Trong đó, đáng chú ý là ở các vùng phía tây, tây nam và vùng giữa còn có hiện tượng mưa dầm dài ngày kéo dài từ 10 – 15 ngày liên tục, thường xuất hiện từ khoảng giữa hoặc cuối tháng 7 đến cuối tháng 8. Điều kiện thời tiết mát, ẩm, mưa nắng đan xen luôn là môi trường lý tưởng cho các loại côn trùng có hại sinh sôi phát triển đẩy cao nguy. Tiếp đến là khả năng xuất hiện mưa lũ lớn. Từ cuối tháng 7, khi lượng ẩm trong đất đang tiến dần tới cơ chế bão hòa, kết cấu đất ở nhiều nơi bị xung yếu do chịu tác động của nước mưa trong nhiều ngày liên tiếp, nền mực nước sông suối ở mức cao nên khi xuất hiện hình thế thời tiết thích hợp như gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh bột phát hoặc kết hợp với các nhiễu động mạnh như bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ở khu vực giữa biển Đông đến sát vùng bờ biển Trung bộ sẽ sinh ra những đợt mưa dài ngày liên tiếp với lượng lớn gây lũ lụt, ngập úng, thậm chí là lũ quét và sạt lở đất.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, có nên đi thăm quan Tây Nguyên vào hè khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp?
Liên quan đến trường hợp này, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, qua sàng lọc bệnh viện phát hiện một trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại Khoa Cấp cứu và đang chờ kết quả xét nghiệm PCR để có kết quả chính thức. Trước thông tin ghi nhận một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, CDC Đắk Lắk đã lấy mẫu của bệnh nhân để làm xét nghiệm PCR để xác định. Kết quả xét nghiệm trưa ngày 14/2 khẳng định bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh ở Tây Nguyên yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương của tỉnh tiếp tục đặt mức cảnh giác cao nhất, quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Người dân phải thực hiện khai báo bắt buộc tại trạm y tế gần nhất; hạn chế tối đa việc đi lại và tiếp xúc; bắt buộc cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone; thực hiện nghiêm thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế) và thường xuyên theo dõi thông tin về diễn biến dịch để chủ động liên lạc với đường dây nóng của ngành y tế hoặc địa phương nơi cư trú khi phát hiện có tiếp xúc gần với các ca bệnh được khuyến cáo. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tạm dừng các hoạt động tập trung đông người trong không gian kín (các hoạt động tôn giáo; đám cưới, tiệc liên hoan, sinh nhật, hội nghị, tất niên, tân gia… có số lượng người tham dự trên 20 người) cho đến khi có thông báo mới.
Do đó, mặc dù Tây Nguyen là vùng đất trải nghiệm tự nhiên độc đáo và hoang dã, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng, khách thăm quan hãy đưa ra quyết định sáng suốt nhất để lựa chọn có hay không việc đi khám phá Tây Nguyên vào dịp hè 2021 tới đây.
PV: Chử Mai