==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Nếu bạn đã quá quen với thành phố mộng mơ Đà Lạt hay Buôn Mê Thuột, dạo gần đây hai địa phương Pleiku và Kon Tum đang dần thay thế và trở nên nổi tiếng với nét đẹp hoang sơ, mộc mạc, tự nhiên của mình. Hãy cùng Vietsense Travel khám phá 6 toạ độ check-in cực phê đó là những nơi nào nhé!

Ngã Ba Đông Dương

Ngã Ba Đông Dương - Ảnh 1

Ngã 3 Đông Dương (Nơi tiếp giáp ranh giới 3 nước Việt nam-Lào-Campuchia) là điểm check-in thú vị mà bao người muốn được chinh phục khi đặt chân đến Kon Tum. Từ Kon Tum, hành trình của bạn sẽ băng qua Đăk Hà, Đăk Tô để đến Plei Cần rồi đến cửa khẩu Bờ Y, bạn sẽ 'phượt' qua những đồi cà phê bạt ngàn, vượt qua những cánh đồng, con suối, xuyên qua những cánh rừng cao su…để đến với địa điểm này.

Ngã Ba Đông Dương - Ảnh 2

Khu Thăm quan Sinh Thái Măng Đen

Khung cảnh tự nhiên hoang sơ, thanh bình cùng khí hậu mát mẻ là những lí do mà Măng Đen đang nổi danh như một 'Đà Lạt thứ hai' của vùng cao nguyên dạo gần đây mà giới trẻ thi nhau đến check-in.

Khu Thăm quan Sinh Thái Măng Đen - Ảnh 1

khu thăm quan sinh thái quốc gia Măng Đen là nơi lý tưởng để bạn 'đi trốn' thế giới thực tại, đến với thiên nhiên nguyên sơ, tĩnh lặng, tận hưởng bầu không khí trong lành, ngắm nhìn thảm thực vật xanh ngát, rừng thông bạt ngàn xen kẽ những đồi hoa sim hay dòng thác kỳ vĩ tung bọt trắng xóa ngày đêm.

Khu Thăm quan Sinh Thái Măng Đen - Ảnh 2

Địa chỉ: xã Đăk Long,huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum

Biển Hồ

Không ai là không biết đến câu hát nổi tiếng của nơi núi rừng Tây Nguyên “Đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy”, như vậy là đủ để hiểu toạ độ này đẹp xuất sắc đen nhường nào. Biển Hồ nằm trong quần thể “khu thăm quan sinh thái lâm viên Biển Hồ – Chư Đăng Ya”, còn được người bản địa gọi là hồ T’nưng là một hồ nước ngọt nằm cách thành phố Pleiku 7km về phía Tây Bắc, có độ cao khoảng 800 mét so với mực nước biển. Nguồn nước Biển Hồ được gìn giữ vệ sinh nghiêm ngặt sở dĩ vì đây là hồ nước ngọt cung cấp nước cho thành phố Pleiku. Biển Hồ gồm 2 hồ chứa nước thông nhau, rộng gần 300ha.

Biển Hồ - Ảnh 1

Con đường xuống Biển Hồ uốn lượn đẹp như tranh vẽ với hai bên đường đi là ngút ngàn thông xanh mát mắt. Nước hồ trong xanh màu ngọc bích, địa thế nơi đây xen giữa một vùng núi cao, có một dải đất chạy dài ra giữa lòng hồ tạo thuận lợi khách tham quan có thể nhìn được toàn cảnh Biển Hồ.  Nơi cuối đường là các bậc tam cấp bằng đá dẫn khách tham quan chiêm ngưỡng sự thơ mộng của Biển Hồ.

Biển Hồ - Ảnh 2

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum Tại Tây Nguyên

Đặt chân vào thành phố Kon Tum được mệnh danh là sơn nữ của núi rừng Tây Nguyên, từ xa khách thăm quan sẽ thấy tháp chuông nhà thờ gỗ với màu nâu ấm áp cao sừng sững nổi bật trên nền trời xanh. Là một di tích cổ và đẹp nhất ở Kon Tum, nhà thờ gỗ Kon Tum luôn được đánh dấu trong bản đồ trải nghiệm của nhiều Lữ khách khi đến với thành phố cao nguyên trẻ trung và đầy năng động này.

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum Tại Tây Nguyên - Ảnh 1

Nhà thờ gỗ Kon Tum sở dĩ có tên gọi như vậy là do nơi đây được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, thiết kế với lối kiến trúc Roman cổ điển kết hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Bah Nar nơi đây. Một linh mục người Pháp đã khởi công xây dựng nhà thờ vào năm 1913 đến đầu năm 1918 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng cho đến nay. Ngày nay công trình đã trở thành biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên, là niềm tự hào của người dân thành phố Kon Tum và luôn có sức hút mãnh liệt cho những khách thăm quan đến với vùng cao nguyên bạt ngàn.

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum Tại Tây Nguyên - Ảnh 2

Chùa Minh Thành

Chùa Minh Thành nằm cách trung tâm thành phố Pleiku, Tây Nguyên khoảng 2km, tọa lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú. Không giống như những ngôi chùa khác mang đặc trưng của Phật giáo. Chùa Minh Thành đặc biệt ở chỗ chịu ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản. Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo và trở thành nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.

Chùa Minh Thành - Ảnh 1

Trên đường đến tham quan chùa, từ xa, bạn đã thấy bảo tháp xá lợi cao 9 tầng. Khi tiến vào phía bên trong khuôn viên chùa là tượng Phật Di Đà nặng tới 40 tấn và cao 7,5m. Chính điện chùa cao tới 16m, được làm bằng gỗ pơ-mu nổi tiếng là rất bền và chắc. Bộ cửa làm bằng gỗ gõ với khung cửa dày 4 tấc với 6 cánh cửa dày 2 tấc, được chạm khắc 6 vị đại Bồ Tát trên mỗi cánh cửa.

Chùa Minh Thành - Ảnh 2

Nhà Rông Kon Klor Truyền Thống Của Tây Nguyên

Nhà rông Kon Klor là một nét đẹp mang bản sắc của dân tộc miền núi Tây Nguyên. Ngay từ lúc khởi công xây dựng đã được người dân lựa chọn ở một thế đất tuyệt đẹp, là nơi trung tâm văn hóa của cả thôn làng với không gian thoáng đãng và vô cùng rộng rãi. Nơi đây có thể chứa được số khách gấp 2 tới 3 lần người trong làng. Ngay phía trước mặt ngôi nhà này toaj lạc chính là đường Trần Hưng Đạo thẳng tắp, phía bên phải là cây cầu treo rất thơ mộng và xung quanh là ruộng mía xanh thẫm.

Nhà Rông Kon Klor Truyền Thống Của Tây Nguyên - Ảnh 1

Nhà rông xây dựng theo đúng kiểu truyền thống văn hoá của người Bah Nar với việc sử dụng gỗ, nứa, tranh, tre và lá cùng nhiều chi tiết rất tỉ mỉ, công phu. Phần mái nhà Kon Klor gây ấn tượng mạnh bởi sự vững chãi, cao vút, là mái ép phần dưới mái được uốn cong vào phía trong còn hai đầu lại hướng ra ngoài tựa như lưỡi rìu sắc bén.

Nhà Rông Kon Klor Truyền Thống Của Tây Nguyên - Ảnh 2

Nguồn ảnh internet.

6 Điểm Check-in Độc Lạ Giữa Núi Rừng Tây Nguyên

6 Điểm Check-in Độc Lạ Giữa Núi Rừng Tây Nguyên
37 4 41 78 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==