==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Người Tây Nguyên có hệ thống lễ tết rất riêng và vì vậy mà không như người Kinh ăn tết âm lịch vào tháng 1 mà các dân tộc tại Tây Nguyên sẽ tổ thức đón tết vào thời điểm chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô. Đó là tháng ba hoặc tháng 4 theo lịch dương, khi mọi công việc liên quan tới mùa màng đã được hoàn thành, thóc lúa đã nằm ngủ yên trong gùi, mọi công việc trên ruộng nương đều đã tạm thời gác lại thì cũng là thời điểm người dân tại đây bước vào mùa nghỉ ngơi và chuẩn bị đón năm mới theo phong tục tập quán riêng của mình.

Lễ cúng trỉa lúa của dân tộc Brâu Lễ cúng trỉa lúa của dân tộc Brâu

Người Tây Nguyên có hệ thống lễ tết rất riêng và vì vậy mà không như người Kinh ăn tết âm lịch vào tháng 1 mà các dân tộc tại Tây Nguyên sẽ tổ thức đón tết vào thời điểm chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô. Đó là tháng ba hoặc tháng 4 theo lịch dương, khi mọi công việc liên quan tới mùa màng đã được hoàn thành, thóc lúa đã nằm ngủ yên trong gùi, mọi công việc trên ruộng nương đều đã tạm thời gác lại thì cũng là thời điểm người dân tại đây bước vào mùa nghỉ ngơi và chuẩn bị đón năm mới theo phong tục tập quán riêng của mình.

Người Tây Nguyên ăn tết vào tháng mấy? - Ảnh 1

Tuy nhiên, trong vài chục năm trở lại đây, khi người Kinh di cư dần lên phía Tây Nguyên nên văn hóa đã dần giao thoa nhau, hai nền văn minh lúa nước và nương rẫy đã ngày càng xích lại gần nhau hơn vì vậy mà đồng bào dân tộc Tây Nguyên cũng đã ăn tết giống như theo lịch người Kinh. Ít nhất thì chính quyền các cấp cũng chi ra một số ngân sách để các làng tổ chức một bữa ăn tết tập thể dành cho toàn bộ mọi người, bên cạnh đó các cơ quan ban ngành đoàn thể hay hàng xóm láng giềng còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà Tết làm cho không khí đón xuân mừng năm mới rất rộn ràng, không còn sự phân biệt tết người Kinh, tết Thượng nữa.

Những nét độc đáo trong việc đón tết của người Tây Nguyên

Người Tây Nguyên họ cúng thịt sống và là thịt phải còn tươi. Người ta sẽ lấy máu của con vật để rồi bôi lên trống, chiêng và mỗi bộ phận của con vật sẽ lấy 1 ít rồi gác lên cây nêu, tiệp đó thầy cúng sẽ gọi các Yang để chứng kiến nghi thức, vừa gọi vừa vẩy rượu ra 4 hướng.

Người Tây Nguyên ăn tết vào tháng mấy? - Ảnh 2

Yang chỉ nước, cây cối và thậm chí là cả cán bộ… những người/ vật đã cho làng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Họ làm nghi lễ để tỏ lòng biết ơn đến các Yang. Người Tây Nguyên đều tin tưởng về thuyết vạn vật hữu linh – mọi thứ đều có linh hồn nên đều có Tang trú ngụ. Cao nhất chính là Trời (tiếng Tây Nguyên là ‘’Ơi’’), dưới trời là Yang – là các thần chứ không phải trời. Muốn hỏi ý của Yang thì người ta sẽ bắt một con gà trống, tiếp đó thầy cúng đứng sát với cây nêu để rồi cắt nhanh cổ con gà và thả ra rồi quan sát xem cổ gà sẽ xoay theo hướng nào để có thể hiểu ý của Yang.
Để làm thịt bò cúng năm mới thì toàn bộ thành viên trong nhà đều phải xếp hàng ngay ngắn, một tay cầm vào sợi dây thừng để nghe thầy cúng khấn, nghi lễ xong xuôi thì con bò mới được làm thịt. Phần thường diễn ra khá nhanh để dành thời gian cho phần hội

… tới những nét chung với tết người Kinh

Chuẩn bị đón Tết, bà con tại Tây Nguyên cũng dọn dẹp sạch sẽ, trang trí lại nhà cửa với lịch mới, tranh ảnh nhiều màu sắc. Trẻ con đều được mua áo mới, thêm vào đó là nấu xôi, gói bánh tét, chuẩn bị vài con gà thậm chí là heo cũng đã được nuôi từ trước đó vài tháng để chờ tết đến. Thêm vào đó họ cũng sắm sửa bánh kẹo, mứt tết, bia, nước ngọt sau đó là thời gian sum họp dành cho toàn bộ cả gia đình.
Nếu như có thể hành trình Tây Nguyên dịp tết thì bạn hãy dành chút thời gian sẽ có thể hiểu thêm về những nét đặc sắc trong phong tục tập quán của đồng bào nơi vùng cao nguyên này nhé.

Người Tây Nguyên ăn tết vào tháng mấy?

Người Tây Nguyên ăn tết vào tháng mấy?
56 6 62 118 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==