Nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, nhất là nâng cao ý thức trong thế hệ trẻ, thành phố Kon Tum (Kon Tum) đã có chủ trương đưa cồng chiêng vào trường học thông qua việc hàng năm địa phương này tổ chức Liên hoan cồng chiêng dành cho bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Không dừng lại ở đó, hoạt động cồng chiêng ở thành phố Kon Tum còn luôn gắn liền với múa xoang. Nhiều đội xoang của thành phố đã được nhiều người biết đến với khả năng thể hiện điêu luyện những điệu xoang truyền thống của dân tộc mình như Đội xoang của làng Kon Klor, phường Thắng Lợi; làng Kon Rờ Bàng, xã Vinh Quang; làng Kon K’Tu, xã Đak Rơ Wa…
Nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, nhất là nâng cao ý thức trong thế hệ trẻ, thành phố Kon Tum (Kon Tum) đã có chủ trương đưa cồng chiêng vào trường học thông qua việc hàng năm địa phương này tổ chức Liên hoan cồng chiêng dành cho bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Không dừng lại ở đó, hoạt động cồng chiêng ở thành phố Kon Tum còn luôn gắn liền với múa xoang. Nhiều đội xoang của thành phố đã được nhiều người biết đến với khả năng thể hiện điêu luyện những điệu xoang truyền thống của dân tộc mình như Đội xoang của làng Kon Klor, phường Thắng Lợi; làng Kon Rờ Bàng, xã Vinh Quang; làng Kon K’Tu, xã Đak Rơ Wa…
Đội cồng chiêng và đội vòng xoang 9X của làng Kontum Kơnâm, TP Kon Tum.
Được biết hiện tại, các làng đồng bào dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh vẫn thường xuyên duy trì sinh hoạt cồng chiêng trong cộng đồng làng, với khoảng 700 bộ cồng chiêng được lưu giữ.
Kết quả các hoạt động nêu trên không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc bản địa trên vùng đất cực Bắc Tây Nguyên.
Xem Thêm trải nghiệm Tay Nguyen Và Chương trình Tay Nguyen Hấp Dẫn