==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Đình Lạc Giao

    Đình Lạc Giao

    Đình Lạc Giao nằm trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Đình được xây dựng lần đầu năm 1928, được xem là nơi tụ hội quan trọng  và là lời nguyền giao kết của những người Việt từ khắp các miền lưu lạc đến sinh sống ở Buôn Ma Thuột thuở ban đầu. 

  • Nhà Cổ Người Lào

    Nhà Cổ Người Lào

    Một công trình kiến trúc cổ ở Bản Đôn còn tồn tại cho đến ngay nay là ngôi nhà sàn cổ đã hơn 100 năm tuổi. Ngôi nhà được chính thức khởi công vào ngày 7-10-1883. Ngôi nhà do một nghệ nhân người Lào là Khavivôngsao nổi tiếng về ngành mộc khởi xướng xây dựng. Là người trực tiếp chỉ huy thi công cũng như cương vị “tổng thầu”, ông đích thân chọn ra 14 thợ chính có tay nghề cao và hơn 10 thợ phụ để giúp việc.

  • Giới Thiệu Buôn Jun - Buôn Ma Thuột

    Giới Thiệu Buôn Jun - Buôn Ma Thuột

    Buôn Jun thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk. Nằm tựa mình bên hồ Lăk trong xanh thơ mộng, buôn Jun mang một vẻ đẹp nguyên sơ hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên, luôn giữ cho mình những bản sắc truyền thống đã được bảo tồn qua bao thế hệ.

  • Vườn Quốc Gia Yokdon

    Vườn Quốc Gia Yokdon

    Vườn Quốc Gia Yokdon cách thành phố Buôn Ma Thuột hơn 40 km về hướng Tây, với diện tích 115.545ha, là nơi bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của quốc gia, bảo tồn hệ sinh thái rừng khộp, với nhiều loài thú quý hiếm trong rừng đại ngàn xanh thẳm, có hồ tự nhiên, sông, thác nước.

     

  • Thác Draynur

    Thác Draynur

    Khi đến với thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, khách thăm quan yêu thích khám phá thiên nhiên không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thơ mộng và bí ẩn của ngọn thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên - thác Day Nur. Cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 30km theo hướng về Thành phố Hồ Chí Minh, thác Dray Nur có chiều dài 250m, nối liền địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Từ độ cao hơn 30m, dòng thác nghiêng mình đổ xuống sông sâu, tạo nên một bức tranh thiên nhiên huyền diệu. 

  • Buôn Ako Dhong

    Buôn Ako Dhong

    Buôn AKô Đhông hay còn được những người lữ khách biết đến với tên gọi là Buôn Cô Thôn của bản làng Ma Rin. Đây là một buôn làng của người dân tộc Ê Đê, nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng chừng hơn 2km về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk.

  • Hồ Lăk – vẻ đẹp lãng mạn, yên bình giữa đại ngàn Tây Nguyên

    Hồ Lăk – vẻ đẹp lãng mạn, yên bình giữa đại ngàn Tây Nguyên

    Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Hồ rộng trên 5 km, được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Nơi đây đang là điểm khám phá sinh thái độc đáo thu hút Lữ khách trong và ngoài nước .

  • Làng Cafe Trung Nguyên

    Làng Cafe Trung Nguyên

    Làng cà phê không chỉ là nơi giới thiệu những ly cà phê thơm ngon, đặc biệt nhất đến từ Việt Mam được thế giới ưa chuộng, Làng cà phê Trung Nguyên hiện hữu trong lòng thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột như một điểm đến hấp dẫn bởi một không gian kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc Tây Nguyên và không gian đặc sắc của cà phê.

  • Bảo Tàng Cafe Tây Nguyên

    Bảo Tàng Cafe Tây Nguyên

    Những bậc đá trên mặt nước dẫn lối tôi về ngôi nhà dài 40m, rộng 12m, mang đậm nét kiến trúc của người Ê đê. Đây chính là Bảo tàng Cà phê đầu tiên của Việt Nam toạ lạc trong khuôn viên rộng 20.000m2 của Làng Cà phê Trung Nguyên.

  • Khu Nhà Mồ Tù Trưởng Khunjunob & R'leo K'Nul

    Khu Nhà Mồ Tù Trưởng Khunjunob & R'leo K'Nul

    Khunjunob, tên thật là N'Thu K'Nul, sinh năm 1828, một vị tù trưởng đầy quyền lực và được nhân dân khắp cùng kính phục, người đã khai sinh ra Buôn Đôn, có công lớn trong buổi đầu tạo lập và phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nơi đây. Ông đã săn được hàng trăm voi, trong đó có một con voi trắng mà ông đã Mang tặng Hoàng gia Thái Lan năm 1861. Vua Thái Lan rất cảm phục và phong tặng ông danh hiệu Khunjunob (Vua săn voi).

  • Nhà Đày Buôn Ma Thuột

    Nhà Đày Buôn Ma Thuột

    Khi bạn muốn tìm về một chốn yên bình, êm đềm, tránh xa những ồn ào, xô bồ của cuộc sống nơi phố thị xa hoa thì chắc chắn mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió sẽ khiến bạn có được cảm giác bình yên và thoái mái đó. Khi tới với Buôn Ma Thuột thì nhà đày Buôn Ma Thuột sẽ là một trong những điểm đến mà bạn không thể bỏ qua. Nơi đây là minh chứng cho những tội ác dã man, tàn bạo của Đế quốc Mỹ, của Thực dân Pháp. Đây cũng là nơi đã giam giữ những người tù Cộng sản kiên trung, bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì màu cờ, sắc áo của độc lập, của tự do. Và cũng chính tại đây, những tấm lòng yêu nước đã có cơ hội được tỏa sáng hơn bao giờ hết.

    Nhà đày Buôn Ma Thuột nay tọa lạc tại số 18 phố Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột. Nhà đày Buôn Ma Thuột nằm cách trung tâm thành phố khoảng chừng 01 km về phía Đông Nam. Di tích lịch sử này được coi là bằng chứng chứng minh cho những tội ác man rợ, kinh tởm của thực dân Pháp trong suốt những năm từ năm 1930 đến năm 1945. Cái tên nhà đày Buôn Ma Thuột xuất hiện dựa theo một tên gọi được thực dân Pháp đặt cho nơi này là Pénitencer de Ban Mê Thuột (Nhà đày Buôn Mê Thuột).

    Khoảng thời gian những năm 1930 đến năm 1931, chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà đày này để làm nơi đày ải, giam giữ những người Cộng sản hoạt động cách mạng, những người Đảng viên ưu tú, lão làng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà đày Buôn Mê Thuột là nơi chủ yếu giam giữ những người tù chính trị bị tuyên án trên 05 năm tù, những người được xếp vào danh sách những kẻ đặc biệt nguy hiểm đối với thực dân Pháp. Thời đó, những người tù nhân này đều bị lĩnh những bản án nặng sẽ bị đi đày ra những nơi xa xôi, hẻo lánh để tiện việc cho đày ải, ra những vùng hải đảo, thậm chí bị đưa tới những vùng thuộc địa của Pháp thời bấy giờ. Và ở đó, người ta cũng đã xây dựng những nhà tù đày để giam giữ và tra tấn tù nhân.

    Nhà đày Buôn Mê Thuột được xây dựng trên một diện tích đất rộng lớn khoảng chừng 2 hecta, với những bức tường bao xung quanh được xây cao tới tận 4 mét, dày 40 cm nên rất kiên cố, chắc chắn để tránh sự trốn thoát của những tù nhân. Ở 4 góc của nhà đày đều có vọng gác và có lính canh 24/24 giờ. Khu vực phía trong nhà đày có 06 dãy nhà lao tập thể được xây dựng, một dãy xà lim cũng được xây ở khu phía Nam ở gần cổng chính, là nơi giam giữ những tù nhân được cho là đặc biệt nguy hiểm. Bên cạnh đó, nhà đày cũng có các khu vực khác như nhà kho, bàn ghế, nhà xưởng, khu bếp nấu ăn chung. Kiểu thiết kế độc đáo này thường thấy ở những nhà tù truyền thống của thực dân Pháp. Với cách bố trí này, họ sẽ tận dụng được tối đa diện tích cũng như theo sát được những hoạt động của những tù nhân ở đây.

    Hình ảnh nhà đày Buôn Ma Thuột khi mới được xây dựng thì khá đơn giản với phần khung của nhà đày được làm hoàn toàn bằng gỗ, bức tường xung quanh thì được đắp từ đất bùn trộn với rơm, bên trong là được làm bằng lõi tre, phần ngoài cùng của nhà đày đều được trát một lớp xi măng mỏng, phần mái thì được lợp hoàn toàn bằng lá. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài hoạt động thì số lượng tù nhân chuyển đến đây ngày càng trở nên nhiều hơn. Với lí do đó, nhà đày Buôn Mê Thuột đã được cho gia cố lại với rất nhiều những bức tường gạch, mái nhà được lợp bằng ngói vào khoảng cuối tháng 11 năm 1931. Về sau này, tại đây đã xảy ra vụ vượt ngục của nhiều tù nhân nên thực dân Pháp đã cho gia cố lại một cách kiên cố hơn.

    Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã giành được thắng lợi vô cùng vẻ vang, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Đế quốc Mỹ đã xâm lược Việt Nam, thế chỗ của thực dân Pháp với những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, tinh vi và hiện đại hơn. Nhà đày Buôn Ma Thuột tiếp tục được đưa vào sử dụng với mục đích phù hợp với những nhu cầu giam giữ của đế quốc Mỹ. Quân đội Mỹ đã cho xây một bức tường để ngăn đôi nhà đày, một bên được dùng để làm kho chứa quân nhu, phần còn lại được dùng để làm khu cải huấn, cho xây dựng hai cổng mới ở phía Tây. Ngoài ra, còn một số công trình hiện đại như: nhà Nguyện (là một địa điểm tôn giáo để tập hợp, cầu nguyện và thờ phụng, gắn với một cơ sở, tổ chức hoặc được coi là phần mở rộng của một cơ sở tôn giáo chính), phòng biệt giam, nhà lao nữ, nhà Quốc thái dân an,… cũng đã được cho xây dựng thêm.

    Di tích lịch sử nhà đày Buôn Ma Thuột còn được nhắc đến với tên gọi nhà phạt dành cho những tù nhân ở đây. Nơi đây cũng giống như rất nhiều những nhà tù khác trên khắp cả nước ta. Nhà đày Buôn Ma Thuột không những là minh chứng rõ nét nhất cho tội ác tàn độc của Đế quốc và Thực dân mà nơi đây còn được coi như một ngôi trường lớn đã tạo nên những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất cho đất nước.

    Vùng đất này xưa kia được coi là một vùng đất vô cùng hoang vu, có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, có thể nói là vùng đất để xây dựng nhà đày Buôn Mê Thuột là chốn “rừng thiêng nước độc”, có địa hình rừng núi hùng vĩ đan xen với ao hồ, sông suối rất phức tạp nên hầu như tại đây không có một bóng người đến sinh sống. Thế nhưng tại chính nơi đây, Thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà tù này để giam giữ và cô lập những người tù nhân tại đây. Điểm đặc biệt của nhà giam này nằm ở việc các tù nhân sẽ phải tự xây dựng nhà tù cho chính bản thân mình. Với 06 dãy nhà lao rộng lớn, các tù nhân sẽ được chia thành các khu riêng biệt, tùy vào mức độ của tội sẽ nhận án nặng hay án nhẹ. Các phòng giam lớn khi xưa, hiện nay được dùng làm nơi để trưng bày những hình ảnh và một số hiện vật để có thể giúp khách thăm quan hình dung một cách rõ nét hơn về những năm tháng đầy gian khổ nhưng lại vô cùng hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng anh dũng ở đây.

    Ngày nay, những Lữ khách đến tham quan nhà đày Buôn Ma Thuột không phải vì muốn nhìn tận mắt những cảnh hành hạ kinh khủng, bằng đòn roi, bằng những hình thức tra tấn vô cùng dã man mà đến đây khách thăm quan có thực sự cảm nhận được ý chí đấu tranh quật cường, bất khuất, mạnh mẽ của những người tù Cộng sản từng bị giam giữ rất lâu năm ở nơi này. Và cũng chính “địa ngục trần gian” này cũng đã từng là nơi giam giữ vô cùng nhiều những chiến sĩ yêu nước như đồng chí Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Võ Chí Công, Tố Hữ, Hồ Tùng Mậu,…

    Trải qua nhiều lần trùng tu, nhà đày Buôn Ma Thuột đã trở thành một trong những địa điểm tham quan vô cùng hấp dẫn, thú vị của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của Tây Nguyên nói chung. Chắc chắn, Lữ khách đến với Tây Nguyên thì sẽ không thể bỏ lỡ nhà đày Buôn Mê Thuột.

    Nguyễn Lan Anh

Trang [<<] [<] 1 2 3 4 5 6

Các Điểm Tham Quan Hấp Dẫn | TRANG 6

Các Điểm Tham Quan Hấp Dẫn | TRANG 6
63 6 69 132 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==