Nằm cách thành phố Pleiku khoảng 45km về phía đông nam, thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc xã Dun, huyện Chư Sê.
Thác Phú Cường ở đâu Tây Nguyên?
Thác Phú Cường có độ cao chừng 45m, với không gian bao quanh hùng tráng, không khí trong lành. Ngọn thác này với vẻ đẹp kỳ vĩ của mình, đã trở thành một trong những điểm đến trải nghiệm Gia Lai không thể bỏ qua của khách thăm quan khi có dịp về thăm Tây nguyên.
Vẻ đẹp hoang sơ ở đâu Tây Nguyên?
Với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, kỳ vĩ và tráng lệ vốn có của tự nhiên cùng với độ cao chọc trời 45 m, thác Phú Cường luôn là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng hấp dẫn.
Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động. Để đặt chân xuống thác nước kì vĩ này thì Lữ khách phải đi qua một hệ thống cầu thang dài vững chắc được xây bằng sắt rất chắc chắn
Đến đây, khách thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của cột thác cao vào mùa mưa; đắm mình trong vẻ đẹp thơ mộng của dòng thác như dải lụa mềm vắt ngang núi rừng Tây Nguyên vào mùa khô; cưỡi voi khám phá núi rừng, tắm tiên trên dòng suối La Peet và ngắm nhìn dòng suối róc rách len lỏi qua từng phiến đá sigma lớn, nhỏ để đổ ra dòng sông Ayun cùng với loài hoa Nhã My ẩn mình đâu đó dọc theo con suối, dòng sông, khe đá.
>>> Tham khảo một số Chương trình Tây Nguyên 2016 – Địa điểm khám phá Tại Tây Nguyên
Dòng suối La Peet tung bọt trắng xóa đổ về thác nước Phú Cường.
Con đường dẫn vào khu thăm quan có hai con đường nhỏ, một bên là vào thác Phú Cường, bên kia là chạy xuống cây cầu bắt ngang qua dòng suối La Peet - nơi thượng nguồn cung cấp những dòng nước như cột trời cho thác Phú Cường phía dưới. Vào mùa mưa, dòng suối La Peet tung bọt trắng xóa, những chỗ sâu nước chảy cuồn cuộn kêu rít lên như muốn tranh giành để chảy nhanh về phía hạ nguồn, nơi có dòng thác kia đón nhận. Lữ khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn thỏa thích dòng suối chảy, chụp những bức hình đẹp cho nhật ký trải nghiệm của mình. Vào mùa khô, nước suối chảy nhẹ qua những vách đá, phiến đá lớn nhỏ, thích hợp cho khách tham quan đắm mình trong những dòng nước mát lạnh, du dương trong tiếng hát của những cô gái Ba Na, Raglai hòa trong tiếng suối chảy.
Trong cái tiết trời oi bức, nắng nóng giữa ban trưa của núi rừng, khách thăm quan tìm về nơi được mệnh danh là đệ nhất thác Gia Lai kia để nghỉ mát, ngắm dòng thác đổ ầm ầm xuống vực, kết hợp phản chiếu của ánh nắng mặt trời, tạo nên những dải bảy sắc cầu vồng giữa lòng thác rất đẹp. Nhiều Lữ khách không thích mạo hiểm thường chọn những bóng râm dưới tán cây lớn để nghỉ mát, cùng nhâm nhi dăm ba lon bia, tán gẫu cùng bạn bè, gia đình. Những bạn trẻ thích phiêu lưu, mạo hiểm thường men theo con đường mòn dẫn vào sâu trong lòng vách núi để có cơ hội nhìn cận cảnh vẻ đẹp hùng vĩ, độc đáo của núi rừng ban tặng cho dòng thác có một không hai này.
Thác nước Phú Cường.
Những trò nhảy từ phiến đá xuống khu vực thác đổ, đứng trên phiến đá để cảm nhận những cung bậc nước rơi từ trên núi, hay khám phá vẻ đẹp như thạch động trong lòng vách đá ẩn mình phía sau dòng thác tráng lệ kia luôn tạo sự cuốn hút, hứng thú và cuốn hút mọi khách tham quan. Du ngoạn núi rừng Tây Nguyên với những chú voi cao lớn được xem là một trong những hình thức chương trình rất thú vị khi đến nơi đây. Ở thác Phú Cường, khách thăm quan sẽ dễ dàng tìm thuê voi để cưỡi khám phá non nước núi rừng, thắng cảnh Phú Cường, hay tìm về nơi hạ nguồn của dòng sông Ayun để ngắm loài hoa lạ Nhã My mọc đâu đó bên dòng sông, trong kẽ đá.
Một số thông tin thêm khi đến thác Phú Cường:
Giá vé vào cổng: Khoảng 15.000 đồng (bao gồm cả dịch vụ tham quan thác và các dịch vụ đi thuyền trên hồ).
Mang gì vào thác: Các bạn nhớ mang đồ ăn, thức uống vào sẽ thích hợp cho các chuyến dã ngoại, picnic hơn. Ở đây còn khá hoang sơ, dịch vụ chưa có nhiều.
Lưu ý: Cẩn trọng với các khu vực gần thác đổ, rất nguy hiểm và dễ té ngã do trơn trợt. Các bạn có thể mang theo băng cá nhân và các vật dụng y tế nhỏ gọn để dễ chữa trị các vết thương do va chạm, trầy xướt trong quá trình di chuyển trên đá.