==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tây Nguyên – nơi có nhiều cộng đồng dân tộc ít người cùng nhau chung sống, họ sống tách biệt không lẫn lộn với người của dân tộc khác và có những phong tục tập quán rất riêng. Cùng dulichtaynguyen.org khám phá những nét đặc sắc riêng của người Ba Na thông qua bài viết dưới đây nhé!

LỄ BỎ MẢ

LỄ BỎ MẢ - Ảnh 1

Thời gian: từ tháng Chạp (tháng 12) tới tháng 4 năm sau. Nghi lễ này được người Ba Na cực kỳ tôn kính, lễ bỏ mả thể hiện rằng người sống đã có thể loại bỏ được hoàn toàn quan hệ tình thân với những người đã khuất sau vài năm liền chịu tang. Những năm về sau, nếu như người sống không cúng giỗ thì sẽ không một ai có quyền khiển trách.

LỄ BỎ MẢ - Ảnh 2

Để thực hiện nghi lễ, người ta sẽ xây dựng một căn nhà mồ hoàn toàn mới sau khi đã dỡ bỏ nhà mồ cũ. Họ cùng nhau say sưa trong tiếng cồng chiêng, tạo bầu không khí vui vẻ và rồi cùng nhau dựng nhà mồ. Đôi khi công việc này kéo dài tới vài hôm. Ngay sau khi dựng xong nhà mồ mới, họ tiếp tục thực hiện lễ bỏ mả - lúc nà gia đình có người đã mất phải đem đồ cúng bao gồm rượu thịt vào nhà mồ với ý niệm người đã mất đừng quay trở lại làm phiền hà người còn sống.

LỄ BỎ MẢ - Ảnh 3

Cúng xong, người Ba Na sẽ rước mô hình nhà mồ bằng cách đặt những con rối được làm từ gỗ với đủ hình dạng kích thước cùng với giàn cồng chiêng và đoàn múa theo sau. Phần rước này nhằm mục đích giải phóng cho người sống – những người thân của người đã mất. Sau khi thầy cúng khấn bái linh hồn người đã khuất xong thì sẽ làm phép vẩy nước vào người thân với ngụ ý kể từ ngày hôm nay trở đi, người chết và người sống không còn bất kỳ mối liên quan gì nữa. Chồng hay vợ góa hoàn toàn có thể đi bước nữa mà không mang tội.

LỄ CÚNG ĐẤT LÀNG

Thời gian: từ cuối tháng 2 cho tới đầu tháng 3 âm lịch – thời điểm trước khi bước vào mùa vụ sản xuất. Lễ cúng đất làng có ý nghĩa lớn với người Ba Na nhằm thông báo công việc trong năm với thần linh và mong ngày ban cho một mùa vụ tươi tốt, thu hoạch được sản lượng nông sản lớn.

LỄ KHẤN TỈA LÚA

Với người Kontum hay Gia Lai, lễ khấn tỉa lúa còn được gọi là Sámãh Zmulba. Với người Ba na, họ sẽ thực hiện nghi lễ này ngay tại nương rẫy của nhà mình như là một lời thông báo với thần linh về công việc tỉa lúa (trồng lúa) trong mùa vụ sắp bắt đầu. Bên cạnh đó, họ còn cầu xin thần linh mưa thuận gió mùa, mùa màng tươi tốt, thóc lúa chật nhà.

LỄ MỞ CỬA RỪNG

Thời gian vào ngày 7/1 âm lịch. Lúc này, họ sẽ sắm sửa lễ để dâng lễ cúng bái thần linh để mở cửa rừng, khấn vái cầu xin chúa Sơn Lâm không làm hại tới người Ba Na khi ở trong rừng săn bắt thú hoang.
Để chuẩn bị cho lễ mở cửa rừng, họ sẽ bắt một đôi gà trống mái. Tiếp đó, chủ nghi lễ cùng với một số trai gái trong buôn làng tiến vào đàn. Nếu là con gái sẽ mặc váy và yến còn con trai sẽ phải đóng khố và mang theo 3 mũi tên. Chủ tế cắt tiết gà đổ xuống đất sau đó họ sẽ diễn cảnh điệu múa săn gà: thanh niên cầm theo mũi tên đi săn con mồi – lúc này là con gái đóng vai.

Những nghi lễ đặc trưng của người Ba Na

Những nghi lễ đặc trưng của người Ba Na
53 5 58 111 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==