==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tục cưới hỏi của người Ê ĐÊ - Người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, vì vậy trong gia đình cũng như ngoài xã hội, người phụ nữ có quyền rất lớn. Một trong những quyền đó là quyền cưới chồng, con gái lấy họ mẹ và có vị trí đặc biệt trong gia đình.

Khi đến tuổi trưởng thành, các cô gái Ê Đê có “nhiệm vụ” đi tìm bạn trăm năm qua các cuộc lễ lạt, hiếu hỷ, cúng viếng và đặc biệt trong các lễ hội mùa xuân. Sau mùa gặt hái bội thu, mùa lễ hội trong các buôn làng tưng bừng. Đây là dịp các cô gái thực hiện công việc trọng đại của mình – tìm bạn trăm năm. Trong những cuộc giao duyên đó, nếu chàng trai nào lọt vào mắt xanh của cô gái thì về nhà thưa chuyện với cha mẹ để nhờ mai mối đến nhà trai đánh tiếng dạm hỏi.

Tục cưới hỏi của người Ê ĐÊ

Ăn hỏi

Nếu chàng trai ưng thuận, hai bên sẽ làm lễ “trao vòng” (ăn hỏi). Nhà gái trao cho ông mối mang đến nhà trai một chiếc vòng bằng đồng để đính ước. Sau lễ này, nhà trai làm cỗ thiết nhà gái. Trường hợp chàng trai không đồng ý thì đám hỏi phải dừng lại, chờ đến khi sợi tơ hồng quấn chặt.

Thách cưới

Nhà trai thách một con trâu, một thanh la, một con gà, 10 ghè rượu, 2 kiềng đồng (hoặc vàng). Cũng có đám cưới phải hoãn lại đến vài năm vì nhà gái nghèo, không lo đủ đồ thách cưới. Cũng có khi nhà trai thông cảm cho “cưới tạm”, nhà gái trả nợ sau.

Lễ cưới

được tiến hành trong hai ngày. Ngày đầu tiên, nhà gái làm thịt bò, lợn để thết đãi rồi là lễ “rước rể” về. Đây là một buổi lễ long trọng, có múa hát thâu đêm. Bước vào nhà gái, chàng rể phải rửa chân bằng bát nước lã. Chú rể cùng cậu và anh ruột mình uống bát rượu và đeo ba vòng đồng. Cô dâu cũng cậu và anh ruột mình cùng làm động tác tương tự. Việc làm này tượng trưng cho sự chứng kiến của thánh thần và toàn thể buôn làng. Ngày thứ hai, khi các lễ đã xong, mọi người tụ họp và mổ lợn anh mừng chú rể, cô dâu, trong khi đó hai người đổi chén rượu hợp cẩn và nghe lời giáo huấn của cha mẹ cùng hai họ.

Tòng thê

Sau hôn lễ, chàng trai phải “tòng thê”, nghĩa là vợ ở đâu phải theo đó, vợ sai khiến gì cũng phải nghe, muốn về thăm bố mẹ phải xin phép vợ. Đặc biệt là mỗi khi vợ ra khỏi nhà thì người chồng phải mang theo gùi đựng các vật dụng theo sau vợ. Nếu ngưới Kinh có tục ở rể thì ở người Ê đê có tục “ở dâu”: cô dâu phải sang ở và làm việc cho nhà trai, đôi khí tới vài ba năm.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay cũng có nhiều điều thay đổi ,nhưng phong tục tập quán vẫn khắc khe hơn. Đối với nhiều gia đình vì khi con cái cũng được đi ăn học, ra làm việc tại các vị trí trí thức trong xã hội như bác sĩ, giáo viên, phóng viên...có nhiều gia đình lại còn thách giá 50 -60tr. Là khoản mà họ đã bỏ ra nuôi con ăn học có nghề nghiệp cao. Văn hóa, phong tục của mỗi dân tộc bắt nguồn từ quan niệm sống của dân tộc đó, vì vậy có thể chúng ta nhìn nhận là lạc hậu...nhưng có những cái chúng ta vẫn nên khuyến khích gìn giữ, bởi đó là cái hay cái đẹp riêng của từng dân tộc.

xem thêm các Chương trình Tây Nguyên.

Tục cưới hỏi của người Ê ĐÊ

Tục cưới hỏi của người Ê ĐÊ
45 4 49 94 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==