==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Phong tục các dân tộc Tây Nguyên luôn không thể thiếu múa hát và rượu ghè. Niềm yêu thích âm nhạc làm nên giá trị giàu chất nhân văn của những con người miền sơn cước. Biều tượng thiêng liêng của các tộc người nơi đây chính là cồng chiêng: Là một vật thiêng nên âm thanh cồng chiêng cũng mang tính thiêng và con người đã sử dụng nó như một ngôn ngữ thông qua đó họ đối thoại với tổ tiên và các thần linh.

Lịch sử Tây Nguyên phần 3 thời kỳ Sau khi thống nhất Lịch sử Tây Nguyên phần 3 thời kỳ Sau khi thống nhất

Phong tục các dân tộc Tây Nguyên luôn không thể thiếu múa hát và rượu ghè. Niềm yêu thích âm nhạc làm nên giá trị giàu chất nhân văn của những con người miền sơn cước. Biều tượng thiêng liêng của các tộc người nơi đây chính là cồng chiêng: Là một vật thiêng nên âm thanh cồng chiêng cũng mang tính thiêng và con người đã sử dụng nó như một ngôn ngữ thông qua đó họ đối thoại với tổ tiên và các thần linh.

Phong tục các dân tộc Tây Nguyên

Do đó, chức năng bao trùm của cồng chiêng là nghi lễ. Chức năng này càng cần thiết cho một cuộc sống đầy chất huyền ảo, nên cồng chiêng có mặt trong mọi hoạt động của con người không thể tưởng tượng nổi cuộc sống và xã hội các tộc người Tây Nguyên nếu vắng bóng tiếng cồng tiếng chiêng”.

Tiếng chiêng chuyên chở những nguyện vọng và tình cảm của con người và cách thể hiện chúng qua âm nhạc chiêng cồng. Mỗi dân tộc trong các nghi lễ dùng một biên chế dàn chiêng riêng và một hay nhiều bài nhạc chiêng riêng.

Ngoài cồng chiêng, một hệ thống nhạc cụ được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu âm nhạc của các tộc người: Khèn bầu, một loại nhạc cụ thường gặp ở bất cứ tộc người nào ở Trường Sơn – Tây Nguyên. Khèn bầu có hai loại: Khèn một ống và khèn sáu ống đây là loại nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Âm thanh của khèn bầu tạo thành một bè trong bản hòa tấu cống chiêng. Còn tù và được làm bằng sừng trâu, sừng dê đã có từ thuở xa xưa khi các bộ tộc dùng âm thanh của nó để báo tin có chiến trận. Giờ đây tộc người Cơ Ho làm âm thanh bắt đầu lễ hội.

Đàn ting ning, đàn goong, đàn chapi là sáng tạo độc đáo của các tộc người Tây Nguyên. Để chế tạo ra cây đàn này, người ta khéo léo móc lên từ một ống lồ ô sáu dây đàn, rồi họ chuốt sao cho mỗi dây ứng với một thang âm. Người đàn ông sơn cước dùng tiếng đàn này diễn tả các cuộc đi săn thú, bắt cá khi dùng tiếng đàn ru con ngủ, lúc dùng tiếng đàn gọi vợ lên rẫy… Với tiết tấu rộn rã, tiếng đàn ting ning, đàn goong, đàn chapi làm phong phú thêm đời sống văn hóa của cư dân cao nguyên.

Có lẽ chưa có một nơi nào lại chế tạo ra nhiều nhạc cụ lầu ô như ở Tây Nguyên: từ đàn tơ rưng, sáo, tiêu… đến các bộ gõ bằng lồ ô, các bộ đàn dùng tay vỗ để phát ra âm điệu.

Phong tục các dân tộc Tây Nguyên

Phong tục các dân tộc Tây Nguyên
25 2 27 52 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==