==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Được xem là nghi lễ trọng đại nhất trong đời mỗi người, tục "bắt chồng" của đồng bào J'Rai ở Tây Nguyên với vô số điểm kì lạ chắc chắn sẽ khiến bạn rất ngạc nhiên.

Lễ cưới người MNông Lễ cưới người MNông

Đồng bào J'Rai có một nguyên tắc bất thành văn là người con gái không được "bắt chồng" cùng họ với mình. Theo tín ngưỡng của mình, người J'Rai cho rằng những người cùng họ là cùng huyết thống, nếu lấy nhau sẽ bị Yàng trừng phạt thường xuyên ốm đau hay không có con cái.

Người J’Rai sinh sống chủ yếu trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên tập trung ở Gia Lai, Kon Tum, phía Bắc tỉnh Đắk Lắk và phía Tây tỉnh Phú Yên. Tương tự như 54 anh em dân tộc, đời sống tinh thần của người J'Rai vô cùng phong phú với nhiều lễ hội và tập quán đặc biệt. Trong số đó, có một tập tục kì lạ không phải ai cũng biết là tục "bắt chồng" của phụ nữ J'Rai. Người J'Rai theo chế độ mẫu hệ do đó thay vì người nam đến hỏi cưới như văn hóa người Kinh thì người J'Rai lại ưu tiên quyền đó cho phụ nữ.

Giai đoạn

Không cầu kì khoa trương, lời tỏ tỉnh của người con gái J'Rai mộc mạc đơn giản qua việc tự nguyện nhận cuốc xẻng, cái áo hay cái quần của người nam sau khi làm rẫy về nhà. Nếu người con trai chấp thuận điều đó nghĩa là đồng ý với lời "ngỏ ý" kia và nghiễm nhiên cả hai đã trở thành một cặp.

Giai đoạn

Ông mới được nhà gái nhờ đến thưa chuyện với nhà trai.

Cảm thấy đã đủ tin tưởng sau thời gian quen nhau, người con gái sẽ nhờ Già làng hoặc người có uy tín trong làng để làm mai mối cho đôi bên. Qua người mai mối, thiếu nữ J'Rai sẽ tặng cho thanh niên kia một chiếc vòng tay. Nếu chàng trai giữ lại, người mối sẽ đến báo với gia đình nhà gái chuẩn bị hôn lễ, còn nếu chàng trai trả lại chiếc vòng thì lời cầu hôn coi như đã thất bại.

Tùy vào kinh tế gia đình mà sính lễ nhà gái mang đến cho nhà trai sẽ có những thay đổi cho phù hợp. Một cặp gà, đôi lợn hay con bò, thậm chí 3 - 5 con trâu đều có thể được xem như của hồi môn cho nhà trai trước sự chứng kiến của cha mẹ hai bên và đại diện dòng tộc. 

Thêm vào đó, người J'Rai ở khu vực Ayunpa, Ia Pa, Phú Thiện,... thường chuẩn bị của hồi môn đầy đủ, cầu kì như quần áo, chén bát, xoong nồi. Đôi khi, nhiều cuộc hôn lễ phải đợi tới 1 năm để nhà gái có thời gian chuẩn cho được những lễ vật tốn kém này. Quần áo và các lễ vật khác có giá trị rất cao, thậm chí bằng cả một con heo nái.

Nghi lễ

Khi tổ chức đám cưới, gia đình hai bên đều phải chuẩn bị lễ vật của mình gồm: Khăn thổ cẩm, gà sống, rượu, cơm lam, vòng đồng,… Khăn sẽ do nhà gái chuẩn bị để trao cho nhà trai. Đây là những lễ vật bắt buộc trong đám cưới của đồng bào J'Rai. Ngoài ra, nhà gái còn lo liệu trâu bò để thết đãi người dân trong buôn làng. 

Nghi lễ - Ảnh 1

Đám cưới sẽ được tổ chức tại khu đất rộng trước nhà rông

Đám cưới sẽ được tổ chức tại bãi khu đất rộng trước nhà rông của buôn. Già làng là người đại diện cử hành hôn lễ cho cặp đôi trẻ với các thủ tục khấn vái thần sông, thần núi, thần lửa theo nghi lễ của người J’Rai với nội dung: “Yàng hãy thương bọn trẻ, đừng để bọn trẻ chia lìa mà tác hợp sống lâu, đẻ nhiều con cái cho buôn làng…”. 

Nghi lễ - Ảnh 2

Già làng rửa tay cho chú rể để rửa sạch bụi trần.

Nghi lễ - Ảnh 3

Đôi bên trao nhau vòng tay hạnh phúc, xem đó là sự kết duyên bền chặt.

Nghi lễ - Ảnh 4

Cô dâu chú rể cùng mời cơm rượu họ hàng và dân làng.

Sau khi được Già làng rửa tay cho sạch bụi trần, tân cô dâu chú rể trong trang phục lộng lẫy của dân tộc mình sẽ trao nhau vòng tay hạnh phúc bằng đồng và xem đó là sự kết duyên bền chặt. Kế tiếp, cặp đôi mới cưới cùng mời cơm, rượu họ hàng và dân làng trong tiếng chiêng trống rộn rã.

Nghi lễ - Ảnh 5

Buôn làng cùng nhảy múa chúc mừng đôi bạn trẻ "về chung một nhà"

Bắt chồng về nhà

Bắt chồng về nhà - Ảnh 1

Vợ chồng mới cưới sẽ ở trong nhà rông từ 1 đến 3 tháng trước khi về nhà

Mặc dù đã là "thuộc" về nhà gái xong người chồng vẫn chưa ngay lập tức ở rể mà phải sống trong nhà rông từ 1 đến 2 tháng, có khi đến 3 tháng. Ngày ngày vợ chồng cùng lên nương rẫy làm việc, tối về lại ngủ ở nhà rông. Theo người J'Rai, đây là khoảng thời gian thử thách tình yêu của người chồng đối với vợ, liệu có phạm phải các điều xấu như uống say, nói xấu bên vợ hoặc "lăng nhăng" với người khác không?

Bắt chồng về nhà - Ảnh 2

Người đàn ông sau khi được "bắt" về nhà vợ sẽ không có quyền hành gì trong gia đình.

Sau một thời gian, nếu đã đủ tin tưởng nhau, người con gái mới "bắt chồng" đưa về nhà sống chung. Người đàn ông sau khi được "bắt" về nhà vợ sẽ không có quyền hành gì trong gia đình. Mọi việc trong gia đình đều do người vợ quyết định.

Bắt chồng về nhà - Ảnh 3

"Nối dây" là một tục cực kì đặc biệt trong văn hóa người J'Rai.

Ngoài ra, tục "nối dây" sau "bắt chồng" của người J'Rai cũng khiến nhiều người cảm thấy ngạc nhiên. Theo tục này, nếu chẳng may người vợ chết sớm, em gái của vợ sẽ "nối dây", thay chị làm vợ và có trách nhiệm quán xuyến gia đình. Ngược lại, nếu người chồng chết thì người vợ được quyền tiếp tục "bắt chồng" ở nơi khác ngoại trừ em trai chồng.

Theo Yan News

Ngạc Nhiên Tục Bắt Chồng Của Người Tây Nguyên

Ngạc Nhiên Tục Bắt Chồng Của Người Tây Nguyên
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==