==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Người dân Tây Nguyên từ xưa đã tin rằng ‘’vạn vật hữu linh’’ và vì vậy trước khi bắt tay làm bất kỳ công việc gì có liên quan tới việc sản xuất hoặc đời sống thường ngày thì đều sẽ làm những nghi lễ để cầu xin Yang – ông trời cho phép thì mới có thể tiến hành suôn sẻ. Và sau khi đã hoàn tất công việc thuận lợi thì bắt buộc phải làm lễ tạ ơn hoặc nếu như làm điều sai trái vi phạm luật lệ cộng đồng thì phải tạ tội với Yang vì đã khiến ngài nổi giận. Vì thế mà tại vùng đất Tây Nguyên này luôn có nhiều lễ hội, lễ nghi, nghi thức rất đặc sắc mà hiếm có nơi nào khác sở hữu số lượng nhiều như vậy. Trong số đó, nổi bật nhất, độc đáo tiêu biểu nhất trong lễ hội Tây Nguyên phải kể đến lẽ bỏ mả, lễ hội cồng chiêng, hội Voi, lễ đâm trâu…

  • Hội Voi Đăk Lăk – Lễ Hội Buôn Đôn

    Hội Voi Đăk Lăk – Lễ Hội Buôn Đôn

    Chương trình hội voi Đăk Lăk tại lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn được Sở văn hóa Thể thao phối hợp với UBND huyện Buôn Đôn tổ chức từ ngày 12/3 đến 14/3. Đây là sự kiện văn hóa lớn của tỉnh Đăk Lăk nói chung và huyện Buôn Đôn nói riêng. Đến hẹn lại lên, cứ đến tháng 3 hàng năm là thời điểm mà các dân tộc Tây Nguyên tạm gác lại những công việc nương rẫy mùa màng để hòa mình vào không khí của mùa xuân “

  • Những nghi lễ đặc trưng của người Ba Na

    Những nghi lễ đặc trưng của người Ba Na

    Tây Nguyên – nơi có nhiều cộng đồng dân tộc ít người cùng nhau chung sống, họ sống tách biệt không lẫn lộn với người của dân tộc khác và có những phong tục tập quán rất riêng. Cùng dulichtaynguyen.org khám phá những nét đặc sắc riêng của người Ba Na thông qua bài viết dưới đây nhé!

  • Người Tây Nguyên ăn tết vào tháng mấy?

    Người Tây Nguyên ăn tết vào tháng mấy?

    Người Tây Nguyên có hệ thống lễ tết rất riêng và vì vậy mà không như người Kinh ăn tết âm lịch vào tháng 1 mà các dân tộc tại Tây Nguyên sẽ tổ thức đón tết vào thời điểm chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô. Đó là tháng ba hoặc tháng 4 theo lịch dương, khi mọi công việc liên quan tới mùa màng đã được hoàn thành, thóc lúa đã nằm ngủ yên trong gùi, mọi công việc trên ruộng nương đều đã tạm thời gác lại thì cũng là thời điểm người dân tại đây bước vào mùa nghỉ ngơi và chuẩn bị đón năm mới theo phong tục tập quán riêng của mình.

  • Tây Nguyên Sẵn Sàng Cho Lễ Hội Văn Hóa Cồng Chiêng

    Tây Nguyên Sẵn Sàng Cho Lễ Hội Văn Hóa Cồng Chiêng

    Festival cồng chiêng được xem là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở Tây Nguyên. Lễ hội năm nay dự tính được tổ chức tại Gia Lai trong 3 ngày từ 9-11/11. Đến thời điểm hiện tại tất cả những công tác chuẩn bị cho Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được chỉ đạo cụ thể và cơ bản đã hoàn tất.

  • Lễ trồng cột - Người Tày

    Lễ trồng cột - Người Tày

    Lễ trồng cột - Người Tày , với ý nghĩa trồng các cây cột để giữ sự bình yên cho đất đai, vào khoảng tháng 9 Âm Lịch, và cứ đủ một giáp 12 năm mới làm lễ một lần.

  • Lễ bỏ mả - người Ba Na

    Lễ bỏ mả - người Ba Na

    Lễ bỏ mả người Ba Na chứng tỏ người sống đã có thể cắt đứt mọi quan hệ tình thân với người chết sau mấy năm chịu tang, về sau nếu không còn cúng giỗ cũng không ai khiển trách.Lễ được tiến hành vào mùa khô, từ tháng Chạp đến tháng Tư năm sau.

  • Lễ tạ ơn cha mẹ của người J’rai và Ba Na

    Lễ tạ ơn cha mẹ của người J’rai và Ba Na

    Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J’rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Nagọi là Khop bơnê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhàn(Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người.

  • Lễ cúng trỉa lúa của dân tộc Brâu

    Lễ cúng trỉa lúa của dân tộc Brâu

    Bao năm nay, người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vẫn giữ nguyên những nét đẹp trong lễ cúng trỉa lúa với hình thức canh tác chọc lỗ, tra hạt. Đây là một lễ hội trọng đại trong năm, để cầu xin thần linh ban cho cuộc sống ấm no, mùa màng tốt tươi, con chim, con chuột không phá hoại cây lúa, cây ngô của dân làng.

  • Lễ Ăn Cơm Mới

    Lễ Ăn Cơm Mới

    Giống như người Kinh ăn tết Nguyên đán, ở các dân tộc vùng Tây Nguyên sau mùa thu hoạch, cũng trùng vào dịp cuối năm âm lịch, tổ chức lễ ăn cơm mới. Hằng năm, sau khi thu hoạch, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình lao động nhọc nhằn, vất vả. Tuy cách tổ chức cùng vài nghi thức tiến hành của từng tộc người có những nét khác nhau, nhưng đều mang chung một ý nghĩa : tạ ơn thần sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất chính của năm.

  • Lễ Mừng Lúa Mới

    Lễ Mừng Lúa Mới

    Lễ mừng lúa mới của các tộc người J'rai và Bahnar thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 11 dương lịch năm trước cho đến tháng 1 năm sau, đây là thời gian rảnh rỗi của con người sau khi đã thu hoạch xong vụ mùa thắng lợi và cũng là thời gian cho đất "nghỉ ngơi" theo tập quán. Đây là bản sắc văn hóa độc đáo và cũng là một trong những lễ hội lớn hàng năm của các tộc người này với mong ước mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng ở các buôn làng. 

  • Lễ Bỏ Mả

    Lễ Bỏ Mả

    Lễ bỏ mả hay còn gọi là lễ Pơ thi. Đây là lễ hội lớn của người Jrai và Bahnar. Người Jrai và Bahnar cũng như một số tộc người khác ở Tây Nguyên tin rằng, sau khi chết, linh hồn sẽ về thế giới bên kia sống với tổ tiên. Nhưng linh hồn của người chết không đi hẳn, không sống hẳn với thế giới bên kia, mà sau một thời gian sẽ trở lại- tái sinh làm người bằng cách nhập vào thể xác của những đứa trẻ. Chính do quan niệm như vậy nên họ có cách ứng xử riêng với người chết, và có tục làm lễ bỏ mả để tiễn đưa linh hồn người chết ra đi. 

Trang 1 2 [>>]

Lễ Hội Tây Nguyên

Lễ Hội Tây Nguyên
28 2 30 58 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==