==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Người Hà Lăng làng Đăk Ôn, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei (Kon Tum) ngày xưa sống giữa rừng, lấy vỏ cây làm quần áo để mặc ấm, vừa làm “áo giáp” để chiến đấu chống lại kẻ thù, hay chinh phạt tìm chiến lợi phẩm, lương thực. Ngày nay người Hà Lăng vẫn còn giữ quần áo vỏ cây hàng trăm năm này, xem như báu vật, biểu tượng của dân tộc mình, dù ngàn vàng cũng không hề bán.

Người Hà Lăng làng Đăk Ôn, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei (Kon Tum) ngày xưa sống giữa rừng, lấy vỏ cây làm quần áo để mặc ấm, vừa làm “áo giáp” để chiến đấu chống lại kẻ thù, hay chinh phạt tìm chiến lợi phẩm, lương thực. Ngày nay người Hà Lăng vẫn còn giữ quần áo vỏ cây hàng trăm năm này, xem như báu vật, biểu tượng của dân tộc mình, dù ngàn vàng cũng không hề bán.

Báu vật của người Hà Lăng

Người Hà Lăng làng Đăk Ôn, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei (Kon Tum) ngày xưa sống giữa rừng, lấy vỏ cây làm quần áo để mặc ấm, vừa làm “áo giáp” để chiến đấu chống lại kẻ thù, hay chinh phạt tìm chiến lợi phẩm, lương thực. Ngày nay người Hà Lăng vẫn còn giữ quần áo vỏ cây hàng trăm năm này, xem như báu vật, biểu tượng của dân tộc mình, dù ngàn vàng cũng không hề bán.

Chúng tôi về làng Đăk Ôn, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, hỏi người Hà Lăng về quần áo bằng vỏ cây, bà con bảo: “ô, nó quý như thân thể mỗi người Hà Lăng. Dù người có mất đi, nhưng đồ này không bao giờ mất”. Trưởng thôn Đăk Ôn - A Xen cho biết, để có được các tấm áo vỏ cây này, thế hệ ông cha mình phải đi xa hàng chục cây số, vào tận mãi rừng sâu để tìm cho được cây Loong Phoong to cỡ bằng bắp chân, sau đó, chặt cây thành từng khúc dài khoảng 1,5 đến 2 mét, bóc lớp vỏ bên ngoài rồi dùng dao lột lấy lớp lụa giữa phần thân cây và vỏ, ngâm lớp lụa dưới dòng suối hoặc trong xoong to khoảng 2 tháng. Khi vớt ra, dùng chày răng cưa đập nhuyễn vỏ cây Loong Phoong rồi phơi khô trong bóng râm. Công đoạn tiếp theo là tách vỏ cây này thành từng cọng nhỏ, se thành sợi dệt tấm áo. Công đoạn tìm chỉ La Plâh để may quần áo vỏ cây này cũng rất khó, vì loại dây này vừa trơn vừa chắc nhưng lại rất hiếm, rất khó khăn mới tìm được.

Trưởng thôn A Xen kể: “Mình nghe ông cố kể lại, trước đây giữa bộ tộc mình với bộ tộc khác, có sự tranh giành đất đai, nhờ các tấm áo vỏ cây này mà dân làng mình luôn giành phần thắng. Khi mặc tấm áo này vào, gươm, dao chặt khó đứt... Trong số 12 bộ trang phục bằng vỏ cây hàng trăm năm tuổi gần như còn nguyên vẹn của người Hà Lăng ở làng Đăk Ôn đang gìn giữ, có 10 bộ dành cho người trưởng thành và 2 bộ dành cho thiếu niên. Ông A Xen-cho biết: “Khi tôi còn nhỏ, ông cố của tôi đã dặn dò con cháu phải cất giữ các bộ trang phục cẩn thận, đây là báu vật, là tài sản quý giá của tộc người Hà Lăng. Do vậy, nhiều người từ nơi xa đến đây gạ bán, đổi con trâu, con bò, song, tôi quyết không bán. Bây giờ nhiều người giàu biết làng có đồ này đến gạ mua. Tôi bảo: Ngàn vàng không đổi. Thế là họ về”. A Xen khoe: “Tấm áo này chỉ được đồng bào mình mặc, sử dụng trong các nghi lễ trọng đại của dân tộc như mừng nhà rông mới, mừng lúa mới…”. “Cả làng Đăk Ôn có 100 hộ, 515 khẩu, song không còn người biết dệt tấm áo vỏ cây này…” - A Xen nói.

nguồn : Phạm Anh

xem thêm các Chương trình Tây Nguyên.

 

Áo vỏ cây - Báu vật người Hà Lăng

Áo vỏ cây - Báu vật người Hà Lăng
12 1 13 25 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==