==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Cơm Lam Tây Nguyên

    Cơm Lam Tây Nguyên

    Đến Tây Nguyên thưởng thức Cơm lam là một món ăn truyền thống đậm chất dân dã của dân tộc Jrai, Bahnar. Theo truyền thống của người Bahnar, Jrai, cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng. Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non...

  • Phở Khô Gia Lai

    Phở Khô Gia Lai

    Đến Tây Nguyên thưởng thức Phở khô là món ăn dân dã của Gia Lai. Năm 2012, phở khô là một trong 10 món ăn Việt Nam xác lập kỷ lục châu Á. Chỉ 2 chữ “phở khô” cũng gợi lên cho người ta bao thắc mắc rồi. Phàm đã là “phở” thì làm sao có chuyện ăn “khô” ở đây, vốn chỉ thấy ở hủ tiếu, mì… mà thôi. Tuy nhiên khi đã thưởng thức mới thấy hết cái độc đáo của món ăn phố núi này. Đây là một sự kết hợp khá thú vị giữa cách ăn của món hủ tiếu Nam Vang và… phở bò. 

  • Bún Đỏ

    Bún Đỏ

    Bún đỏ cũng có riêu cua tương tự như cách làm riêu của miền Nam. Riêu được làm từ thịt cua, thịt heo và tép xay nhuyễn. Nước dùng của bún được ninh từ xương heo, xương bò và nước cua nên tạo được vị ngọt đậm đà. Ngoài ra còn có thêm trứng cút, huyết heo, điểm thêm ít hành phi, tóp mỡ. “Đến Buôn Ma Thuột mà chưa ăn bún đỏ thì coi như chưa đến!”, nhiều người đã đúc kết như thế sau khi thưởng thức món ăn quen mà lạ này.

  • Bánh Bột Lọc Đạt Lý

    Bánh Bột Lọc Đạt Lý

    Dọc theo quốc lộ 14 cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 10 Km, chúng ta sẻ đến trung tâm chợ  Đạt Lý, một vùng đất nhiều truyền thống của tỉnh Đal Lak. Đến đây các bạn có thể hỏi bất kì ai từ người già đến người trẻ , họ sẻ giới thiệu cho các bạn tận tình về đặc sản Đạt Lý  và địa điểm các bạn có thể thưởng thức món bánh ngon và nổi tiếng này. 

  • Bơ Sáp Tây Nguyên

    Bơ Sáp Tây Nguyên

    Ở Việt Nam ta ,bơ được trồng ở nhiều nơi trong cả nước nhưng nổi tiếng nhất vẩn là bơ sáp Tây Nguyên.Có thể Bơ ở đây phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng đất đỏ bazan nên Bơ Tây Nguyên sớm trở thành món đặc sản vùng miền của vùng đất Cao Nguyên này. Ngon nhất là giống bơ sáp được trồng ở Đak Lak , quả bơ to bên trong là lớp cùi bơ dầy dặn, vàng ươm, dẻo quánh.

  • Cafe Buôn Ma Thuột

    Cafe Buôn Ma Thuột

    Bất kể ai có dịp đến với thành phố Tây Nguyên này đều muốn được một lần được thưởng thức hương vị cà phê đậm chất Ban Mê. Tuy không thể định nghĩa một cách rõ ràng nhưng khi đã một lần nhấp thử sẽ chẳng thế nào quên được vị thơm lừng, khác biệt. Ở đây cũng có những quán phục vụ pha sẵn nhưng pha phin được nhiều khách thăm quan ưa chuộng hơn cả. Mỗi khi có thực khách đến uống cà phê, chủ quán mới bắt đầu rang xay và pha chế. Tiếng ồ ồ máy xay làm cho khách đến quán lần đầu phải ngạc nhiên chú ý và xen lẫn cảm giác thích thú, tò mò.

  • Lẩu Cá Lăng

    Lẩu Cá Lăng

    Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Để có nồi lẩu thơm ngon, phải chọn những con cá Lăng khỏe, chắc thịt, ít xương và ngọt. Việc chế biến cá Lăng rất cầu kỳ, đòi hỏi tài nghệ và sự điêu luyện của người chế biến, bởi chỉ một sự thêm thắt tùy tiện cũng làm mất đi hương vị hấp dẫn của loài cá quý ấy. 

  • Măng Le

    Măng Le

    Mùa mưa đi dọc các đường quốc lộ Tây Nguyên ta thường bắt gặp không biết bao nhiêu chợ măng. Người Ba Na, Gia Rai, Xê Đăng mình trần da đen cháy ngồi như bất động trên những gùi măng le đợi người đến mua.

  • Rượu Cây

    Rượu Cây

    Cứ hết mùa rẫy, người Bahnar, Xê Đăng, Jrai… lại cầm theo nỏ, một ít đồ dùng thiết yếu lang thang trong rừng sâu. Người bản địa gọi là tháng Ninh Nơng. Hành trình vào rừng sâu của họ còn có một thú vui không thể bỏ qua: uống rượu cây!

  • Lẩu Lá Rừng

    Lẩu Lá Rừng

    Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc. Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau.

  • Gỏi Lá

    Gỏi Lá

    Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây nguyên (Kontum), mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản Tây nguyên. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây nguyên mới có.

  • Cơm Lam, Gà Sa Lửa

    Cơm Lam, Gà Sa Lửa

    Đời sống của dân tộc thiểu số Đắk Lắk chủ yếu dựa vào núi rừng nên văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây cũng sẽ mang đậm sắc thái của rừng núi. Với những nguyên liệu thô và tự nhiên như tre nứa, cá suối, thịt rừng, rau rừng... người Đắk Lắk chế biến vô cùng đơn giản để làm tăng độ tươi và ngon của món ăn. Phương thức làm chín món ăn phổ biến nhất mà mọi người dễ dàng nhận thấy đó là nướng. Nói đến các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Đắk Lắk phải nhắc đến cơm lam và gà sa lửa.

Trang [<<] [<] 1 2 3 4 [>>]

Ẩm Thực Đặc Sản Tây Nguyên | TRANG 3

Ẩm Thực Đặc Sản Tây Nguyên | TRANG 3
40 4 44 84 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==